'Đặc sản' chết người

Liên Châu
Liên Châu
17/02/2020 04:50 GMT+7

Theo Cục ATTP (Bộ Y tế), độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 0 C trong 6 giờ, độc tố mới giảm một nửa; đun sôi ở 200 0 C trong 10 phút, độc tố mới bị phá hủy hoàn toàn.

Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá hủy hết. Khi phơi khô, chế biến thông thường, độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc.
Độc tố cá nóc rất độc, chỉ cần 4 mg thịt cá có độc tố đã giết chết 1 con thỏ 1 kg. Với người, chỉ cần ăn 10 gr thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc và chỉ 1 - 2 mg độc tố cá đã có thể gây chết người.

Truy tìm “nghi phạm” phát tán virus corona: Dơi, rắn và tê tê?

1 - 2 mg chất độc trong so biển đủ giết 1 người

Với so biển, Cục ATTP cũng khuyến cáo chất tetrodotoxin trong loài so biển là cực độc. Những vụ ngộ độc thức ăn do tetrodotoxin thường rất nặng, bởi chất này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Điều cần chú ý là chất độc này không bị nhiệt phá hủy, nó chịu được nhiệt độ cao, dù có đun sôi, phơi khô hay sấy khô, chất độc vẫn tồn tại. Do đó, thức ăn được đun nấu chín, nướng chín hay phơi đều không hết độc.
Liều tử vong đối với người rất thấp, chỉ 1 - 2 mg. Nguyên nhân tử vong do liệt cơ hô hấp và hạ huyết áp. Để đề phòng ngộ độc, tuyệt đối không được ăn so biển.

Suy gan, thận vì nuốt mật cá, mật rắn...

Trung tâm chống độc BV Bạch Mai (Hà Nội) vừa có các khuyến cáo về ngộ độc do nuốt mật (cá trắm, mật lợn, mật rắn...) để bồi bổ. Theo TS Nguyễn Kim Sơn, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc BV Bạch Mai, việc nuốt mật với mục đích giúp cho tiêu hóa nhưng là cho vật, chứ không dành cho người, vì bản thân người cũng đã có mật và dịch mật chỉ với lượng rất nhỏ cho tiêu hóa. Tiếp nhận lượng lớn và lạ vào cơ thể từ mật cá, lợn, rắn sẽ gây độc cho cơ thể. Nhiều trường hợp suy gan, suy thận do nuốt mật để bồi bổ.

Tê tê, rùa và gỗ quý trong thùng xe khách biển số Lào giáp biên giới - Video tư liệu

Nguy cơ ngộ độc thịt

Cục ATTP cũng lưu ý về bệnh ngộ độc thịt. Nguyên do vi khuẩn gây ngộ độc là clostridium botulinum, tồn tại trong đất, phân động vật, ruột cá, từ đó thâm nhập vào thực phẩm. Ở điều kiện thuận lợi trong thức ăn, vi khuẩn này tiết ra loại độc tố botulotoxin có độc tính rất cao. Độc tố này dễ bị phá hủy khi đun sôi trong 10 - 30 phút, nhưng rất bền vững với men tiêu hóa.
Thức ăn thường gây ngộ độc là những loại có điều kiện tốt cho vi khuẩn kỵ khí phát triển, như đồ hộp, đùi lợn xông khói. Biểu hiện ngộ độc chủ yếu là liệt thần kinh do tổn thương thần kinh trung ương và hành tủy. Sớm nhất là liệt mắt, liệt cơ mắt, liệt vòm họng, lưỡi, hầu (mất tiếng, mất phản xạ nuốt), liệt dạ dày...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.