Cô bé đầu nghiêng khiến nhiều người sợ hãi

08/11/2017 09:01 GMT+7

Cô bé Afhseen Qumbar (9 tuổi, ở Singh, Pakistan) có đầu nghiêng nặng sang một bên khiến nhiều người sợ hãi khi nhìn thấy, theo MailOnline.

Afhseen đã bị một rối loạn cơ hiếm gặp khiến cho cô bé không thể giữ đầu đứng thẳng. Cô không thể đứng hoặc đi, cô cũng khó khăn ngồi. Cô phải cần đến sự giúp đỡ khi ăn và đi vệ sinh.
Những đứa trẻ khác cảm thấy sợ cô bé và nhiều người lớn tin rằng tình trạng cô bé là do bị một lời nguyền. Cô bé không được đến chơi với bạn bè và những người mà cô bé chơi chung là sáu anh chị em của cô.
Ba cô bé, ông Allah Jurio (55 tuổi) và mẹ là bà Jameelan (50 tuổi) đã đưa cô bé đến một vài bác sĩ để khám bệnh nhưng họ đều không biết phải điều trị bệnh lạ này như thế nào.
Cả gia đình của họ rất nghèo. Cuộc sống của họ dựa vào nguồn thu nhập duy nhất của người con trai lớn. Họ không có đủ tiền để đưa con gái đi điều trị chuyên khoa.
Cả Jameelan và Jurio không có nghề nghiệp ổn định. Con trai lớn nhất của họ Mohmad Yaqoob (25 tuổi) đang làm việc trong một cửa hàng nhỏ và kiếm 200 bảng Anh một tháng, lo hết mọi chi tiêu trong gia đình.
Bà Jameelan nói với MailOnline: “Thật là đau khổ khi nhìn thấy con gái như thế này. Tôi không thể nào chịu nổi nữa. Không có bác sĩ nào ở đây có thể chẩn đoán được bệnh con gái tôi”.
Các bác sĩ cũng khuyên họ đưa cô bé đến Trung tâm Y tế Jinnah Post (ở Karachi, Singh, Pakistan).
Khi sinh ra, Afhseen là một đứa bé bình thường giống như sáu anh chị của cô bé, nhưng cuộc đời của cô bé đã thay đổi sau khi cô bé được 8 tháng tuổi.
“Khi con gái tôi được 8 tháng tuổi, con gái bé bỏng của tôi đã ngã xuống đất trong khi chơi ở bên ngoài nhà và bị đau cổ”, bà Jameelan kể thêm cho MailOnline.
Càng lớn, tình hình sức khỏe của cô bé càng tệ. Cô bé không thể giữ đầu đứng thẳng và thường than phiền đau cổ. Bản thân cô bé không thể làm bất cứ thứ gì. Cô bé chỉ ngồi ở một góc và thỉnh thoảng chơi với các anh chị em.
Bà Jameelan cho biết thêm: “Chúng tôi phải bồng con bé đi mọi nơi như một đứa bé mặc dù con bé đã chín tuổi. Làm thế nào chúng tôi bồng được như vậy khi con bé lớn hơn?".
Buộc phải sống "bên lề xã hội"
Tình trạng khác thường của Afhseen đã khiến cho cô bé sống "bên lề xã hội" bởi vì không ai muốn đến gần cô bé.
Ba cô bé nói với MailOnline: “Nhiều người nói những điều rất ác về con bé. Họ thường cười chế nhạo con bé. Thật đau lòng. Chúng tôi không thể chịu đựng thái độ và sự kỳ thị của mọi người. Nhiều người tránh nhìn cô bé vì vậy chúng tôi phải giữ con bé ở nhà. Chúng tôi muốn con bé đi học nhưng không có ai chấp nhận cho con bé đến trường”.
“Tôi muốn con bé chơi cùng với những đứa trẻ khác. Tôi cũng muốn con bé có một cuộc sống bình thường và hy vọng mong ước của tôi một ngày nào đó thành hiện thực”, ba cô bé nói tiếp.
Các bác sĩ tin rằng Afhseen bị một dạng hiếm thấy của rối loạn cơ hay dị tật ở xương sống. Cô bé cần kiểm tra kỹ để xem nguyên nhân và chính xác bị bệnh gì.
Bác sĩ Dilip Kumar của phòng khám tư (ở quận Mithi, Karachi, Singh, Pakistan) nói với MailOnline đây là một trong những trường hợp cực kỳ rất hiếm. Tình trạng của cô bé có thể là do dị tật ở xương sống hay rối loạn cơ gây nên, nhưng chỉ có thể kết luận sau khi kiểm tra và xét nghiệm kỹ lưỡng.
“Chúng tôi không có cơ sở y tế với trang thiết bị đầy đủ hiện đại để có thể chẩn đoán chính xác bệnh của cô bé nên tôi đã khuyên ba mẹ cô bé đưa cô bé đến Karachi để cô bé có thể được phẫu thuật”.

tin liên quan

Sơn nữ biến thành bà già vì bệnh lạ
Khó mà nói hết sự kinh ngạc của chúng tôi trong lần đầu tiên gặp chị ở ngôi nhà nhỏ trên núi hôm ấy. Nhìn chị, không ai nghĩ được ở hình dáng ấy là một phụ nữ 34 tuổi. 
Có phải bệnh mất trương lực cơ bẩm sinh?
Tình trạng kỳ quái của Afhseen giống như cậu bé (13 tuổi, ở Ấn Độ) cũng đã được báo chí quốc tế đưa tin vào năm ngoái.
Các bác sĩ nghi ngờ cậu bé bị bệnh mất trương lực cơ bẩm sinh làm cho các cơ bắp ở cổ của cậu bé quá yếu và mất trương lực, dẫn đến đầu cậu bé bị nghiêng nặng.
Trong 100.000 trẻ sinh ra, có sáu trẻ bị bệnh này, theo Tổ chức bệnh loạn dưỡng cơ Anh.
Tuy nhiên, Afhseen không có bất cứ triệu chứng này của bệnh này cho đến khi cô bé được 8 tháng tuổi. Điều này có nghĩa nếu cô bé bị bệnh này thì cô bé phải bị ngay sau khi được sinh ra.

tin liên quan

Không bao giờ được lấy ráy tai!
'Không bao giờ được lấy ráy tai', giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khẳng định.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.