Chọn đúng những loại dầu ăn tốt cho sức khỏe

26/10/2015 08:00 GMT+7

Dầu ăn được xem là một loại nguyên liệu nấu nướng quan trọng, không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng giữa một “rừng” dầu ăn, làm sao chọn được loại dầu ăn chất lượng, có thành phần tốt cho sức khỏe giữa rất nhiều thương hiệu và chủng loại? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người nội trợ.

Dầu ăn được xem là một loại nguyên liệu nấu nướng quan trọng, không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng giữa một “rừng” dầu ăn, làm sao chọn được loại dầu ăn chất lượng, có thành phần tốt cho sức khỏe giữa rất nhiều thương hiệu và chủng loại? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người nội trợ.

Dầu ăn cần được lựa chọn thật kỹ càng để đảm bảo chất lượng và mang lại lợi ích về sức khỏe - Ảnh: shutterstockDầu ăn cần được lựa chọn thật kỹ càng để đảm bảo chất lượng và mang lại lợi ích về sức khỏe - Ảnh: shutterstock
Loay hoay chọn dầu ăn tốt 
Nếu bước chân vào quầy dầu ăn của bất kỳ siêu thị nào, bạn có thể bị choáng ngợp trước các chủng loại, thương hiệu, mẫu mã của dầu ăn. Dầu ăn là một trong những loại sản phẩm mà người tiêu dùng khó có thể đánh giá được chất lượng bằng mắt thường. Trong khi đó, nếu chọn không đúng loại sản phẩm phù hợp hoặc chọn nhầm dầu ăn kém chất lượng, sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên tham khảo kỹ thành phần, nguyên liệu bên cạnh uy tín nhà sản xuất trước khi quyết định chọn mua dầu để sử dụng cho cả gia đình. Song, trước “rừng” thông tin về thành phần nguyên liệu dầu như: ô liu, dừa, ngô, hướng dương, đậu nành, dầu mè, hạt cải, cọ và mới đây là dầu gạo, người tiêu dùng vẫn loay hoay không biết nên lựa chọn loại dầu ăn nào.
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: “Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại hạt nói chung đều chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý một số loại dầu đặc biệt. Ví dụ, với người có tiền sử dị ứng với dầu đậu phộng, một vài tác dụng phụ có thể gây sốc mẫn cảm, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, việc sử dụng dầu ăn chứa nhiều chất béo bão hòa cao như dầu dừa, dầu cọ… cũng không tốt, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim”. Người nội trợ nên cân nhắc kỹ thành phần, nguyên liệu dầu ăn để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của từng thành viên trong gia đình.
“Xếp hạng” 3 loại dầu ăn hàng đầu cho sức khỏe
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, những loại dầu ăn hàng đầu được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao gồm có dầu gạo, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải... Đây là những loại dầu phù hợp với nhiều hình thức nấu nướng, trộn salad, làm bánh… Trong đó dầu gạo, dầu đậu nành và dầu hướng dương là 3 loại dầu nguyên liệu hàng đầu đã được khoa học chứng minh chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như a xít béo không no, vitamin và hàm lượng chất chống ô xy hóa cao.
Cụ thể, dầu gạo được đánh giá là một trong những loại dầu cao cấp và tốt cho sức khỏe với “dưỡng chất vàng” Gamma Oryzanol. Đây là chất chống ô xy hóa hiệu quả gấp 4 lần vitamin E, có khả năng ức chế các gốc tự do - nguyên nhân gây nên bệnh ung thư, quá trình lão hóa, các bệnh Alzheimer, suy giảm trí nhớ… Đặc biệt, dầu gạo là loại dầu khó chiết xuất nhất, cần phải có công nghệ tách sáp hiện đại mới sản xuất được.
Còn dầu đậu nành được mệnh danh là “dầu ăn của trái tim” nhờ hàm lượng dồi dào omega 3, 6, 9 và phytosterol, góp phần giúp giảm đáng kể lượng cholesterol xấu, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ các bệnh tim mạch, huyết áp.
Với ưu điểm hàm lượng vitamin E tự nhiên dồi dào nhất trong các loại dầu thực vật, dầu hướng dương giúp ngăn ngừa quá trình ô xy hóa các tế bào của cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng cao vitamin E này khi được kết hợp cùng dưỡng chất chống ô xy hóa Gamma - Oryzanol duy nhất trong dầu gạo sẽ càng giúp gia tăng khả năng chống lại quá trình lão hóa tế bào trong cơ thể.
Như vậy, để tối đa hóa hiệu quả sử dụng, tiện ích khi nấu ăn và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của các thành viên trong gia đình, người nội trợ nên sử dụng một loại dầu ăn kết hợp cả 3 thành phần nguyên liệu dầu gạo, dầu nành và dầu hướng dương.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.