Chớ xem thường viêm loét giác mạc

07/04/2016 08:00 GMT+7

Bạn có biết rằng chỉ một mảnh gỗ, vỏ trấu bay vào mắt cũng có thể gây viêm loét giác mạc và dẫn đến mù lòa?

Bạn có biết rằng chỉ một mảnh gỗ, vỏ trấu bay vào mắt cũng có thể gây viêm loét giác mạc và dẫn đến mù lòa?

Giác mạc rất mỏng nên rất dễ bị tổn thươngGiác mạc rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị viêm loét giác mạc ngày càng gia tăng, nhưng rất nhiều người vẫn xem thường bệnh lý này.
Vào một ngày cuối tháng 8, trong một dịp về quê chồng ăn đám giỗ, chị L.T.H (39 tuổi), quê ở Bình Dương, ra đồng chơi, xem gặt lúa. Khi đang đứng gần máy tuốt, chị bị hạt lúa và bụi bắn vào mắt. Chị phải dụi mắt thật lâu và rửa nước mới đỡ. Đến chiều chị cảm thấy mắt bắt đầu xốn, cộm nhưng vì nghĩ không gây nguy hiểm nên tự mua thuốc nhỏ mắt.
Hai ngày sau, về đến TP.HCM, mắt chị vẫn đau nhức, kèm theo chảy nước mắt, đau nhức, mắt bắt đầu mờ. Vì bận rộn việc kinh doanh buôn bán nên chị H. vẫn chỉ nhỏ thuốc, dùng thuốc giảm đau mua tại hiệu thuốc tây để điều trị. 10 ngày sau, chị mới đến bệnh viện để kiểm tra nhưng các bác sĩ cho biết bệnh đã diễn tiến quá nặng và chị phải chịu chấp nhận mù mắt phải, chỉ có ghép giác mạc mới có thể phục hồi mắt cho chị.
Hai năm sau khi đăng ký xếp lượt xin giác mạc từ người hiến tặng, chị mới nhận giác mạc phù hợp và được cấy ghép bằng phương pháp ghép xuyên. Tuy nhiên chỉ sau 2 tháng cấy ghép, giác mạc mới của chị bị nhiễm trùng, đào thải và mắt chị mờ dần dần. Chị rơi vào tuyệt vọng.
Ghép lại giác mạc bằng phương pháp mới
Tháng 9.2015, chị đến gặp thạc sĩ bác sĩ Arundhati Anshu trong chuyến hợp tác làm việc giữa SNEC và Bệnh viện FV. Sau khi kiểm tra mắt cho chị H., bác sĩ Anshu cho biết một phần mô giác mạc mới đã bị hỏng, dẫn đến giảm thị lực. Bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật cấy ghép giác mạc lại cho chị với phương pháp ghép giác mạc lớp (Lamellar Keratoplasty - LK) tiên tiến và hiện đại. Trong phương pháp LK, chỉ có phần giác mạc bị tổn thương được cắt bỏ và thay thế, giữ lại các mô giác mạc khỏe mạnh.
Bác sĩ Anshu cho biết: “Khi kiểm tra tôi nhận thấy chỉ có phần lớp trước của giác mạc bị tổn thương vì thế tôi quyết định ghép giác mạc lớp mỏng trước (Anterior Lamellar Keratoplasty - ALK) cho chị H. Với phương pháp này chỉ có các lớp biểu mô, lớp rất mỏng nằm ngoài cùng của giác mạc bị thay thế bằng một mảnh tương ứng từ giác mạc cho, độ sâu của lớp giác mạc ghép tùy theo mức độ tổn thương giác mạc. Kỹ thuật ALK giữ lại lớp giác mạc trong cùng nên làm giảm tối thiểu nguy cơ đào thải mảnh ghép. Và mảnh ghép tồn tại lâu hơn, hồi phục thị lực tốt hơn sau khi làm ALK”.
Ba tháng sau khi phẫu thuật, thị lực của chị H. đã hồi phục rất nhiều. Chị đã có thể đi chợ, làm việc nhà, chăm sóc con cái mà không cần phải mò mẫm đường đi. Chị hạnh phúc cho biết: “Cái cảm giác chờ đợi có giác mạc để thay nó khủng khiếp lắm, cứ tưởng như mình sẽ mù vĩnh viễn, ngày nào cũng phải động viên mình cố lên. Đến khi ghép xong, bị đào thải thì giống như bị xô xuống hố sâu tuyệt vọng lần nữa. Có thể nói, các bác sĩ SNEC và FV đã trả lại cho tôi ánh sáng cuộc đời…”.
Hãy bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của bạn
Thạc sĩ bác sĩ Arundhati Anshu cho biết thêm: “Viêm loét giác mạc là bệnh có nguy cơ gây mù khá cao, chỉ sau cườm khô và cườm nước. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị viêm loét giác mạc ngày càng gia tăng. Giác mạc được xem như một tấm kính trong suốt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng (chỗ dày nhất là 1 mm) nên giác mạc rất dễ thủng khi bị tổn thương. Viêm loét thường xảy ra sau khi mắt có những chấn thương nhẹ như bụi lọt vào mắt, bệnh nhân đưa tay dụi mắt làm giác mạc trầy xước. Những vết thương này rất nhỏ nên mọi người thường không quan tâm. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh (vi trùng, vi nấm...) sẽ có cơ hội xâm nhập vào vết thương và gây viêm loét giác mạc, bị thủng dẫn đến mù mắt. Vì thế khi có dị vật hay cảm thấy mắt bị đau, xốn thường xuyên nên sớm thăm khám để bảo vệ cửa sổ tâm hồn của bạn”.
Nếu mắt bạn hoặc người thân có những triệu chứng bất thường, bạn có thể trực tiếp được thạc sĩ bác sĩ Arundhati Anshu, chuyên gia điều trị bệnh lý giác mạc của Trung tâm Mắt quốc gia Singapore thăm khám vào ngày 14 và 15.4.2016.
Để đặt hẹn khám bệnh, vui lòng liên hệ Khoa Mắt, Bệnh viện FV, ĐT: 08.54113436 hoặc 08.54113333, máy nhánh 2000.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.