Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ tử vong

13/08/2015 16:01 GMT+7

(TNO) Nghiên cứu mới cho thấy chất béo chuyển hóa đã được phát hiện làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh mạch vành, trong khi chất béo bão hòa không có liên quan đến bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ hoặc nguy cơ tử vong gia tăng.

(TNO) Nghiên cứu mới cho thấy chất béo chuyển hóa đã được phát hiện làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh mạch vành, trong khi chất béo bão hòa không có liên quan đến bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ hoặc nguy cơ tử vong gia tăng.

Phát hiện mới về chất béo chuyển hóaNên giới hạn chất béo để giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ - Ảnh minh họa: Shutterstock
Chất béo bão hòa hiện diện chủ yếu trong các sản phẩm động vật như bơ, sữa bò, thịt, cá hồi và lòng đỏ trứng. Chất béo chuyển hóa được làm từ dầu thực vật và được dùng trong bơ thực vật và nhiều loại thực phẩm đóng gói khác.
Các chuyên gia của Đại học McMaster (Canada) đã xem xét kết quả 50 cuộc nghiên cứu quan sát để đánh giá mối liên hệ giữa việc hấp thu cả hai loại chất béo và tác động đến sức khỏe ở những người trưởng thành.
Nhóm nghiên cứu ghi nhận việc hấp thu chất béo chuyển hóa làm tăng 34% nguy cơ tử vong nói chung, tăng 28% nguy cơ tử vong do bệnh tim bẩm sinh, và tăng 21% nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh.
Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa không liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 hoặc đột quỵ do có những sự không nhất quán của dữ liệu. Chất béo bão hòa được phát hiện không có liên quan đến bất kỳ bệnh nào nói trên.
Theo tờ The Independent, dù không xác định được mối liên hệ giữa rủi ro mắc bệnh và chết sớm từ việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, tiến sĩ Russell de Souza thuộc nhóm nghiên cứu cảnh báo mọi người không nên xem đây là một sự “bật đèn xanh” cho việc ăn thêm những loại thực phẩm chế biến từ sữa, trứng và chocolate sữa, tất cả đều chứa nhiều chất béo bão hòa.
“Từ nhiều năm nay, mọi người đã được khuyến cáo cắt giảm hấp thu chất béo. Chất béo chuyển hóa không có lợi cho sức khỏe và gây rủi ro mắc bệnh tim, nhưng trường hợp đối với chất béo bão hòa lại kém rõ ràng hơn. Dù có đúng như thế thì chúng tôi vẫn không cổ động cho việc tăng khẩu phần chất béo bão hòa trong các hướng dẫn về ăn uống, do chúng tôi chưa tìm thấy bằng chứng rằng một hạn mức cao hơn sẽ có lợi cho sức khỏe”, bà Russell de Souza cho biết.
Tốt hơn cả, theo các chuyên gia, mọi người nên thay thế những thực phẩm chứa nhiều chất béo nói trên bằng dầu thực vật, các loại hạt và thực phẩm nguyên hạt.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san British Medical Journal.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.