Các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ thuốc lá điếu trong tương lai

28/09/2021 18:00 GMT+7

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán, số người hút thuốc lá điếu vẫn ở mức hơn 1 tỉ người vào năm 2025. Các chính phủ, cơ quan y tế toàn cầu đang đẩy nhanh chiến lược nhằm đưa số này về mức thấp nhất

Đa số người hút thuốc lá điều muốn tìm kiếm giải pháp giảm tác hại mà thuốc lá mang đến

Đa số người hút thuốc lá điều muốn tìm kiếm giải pháp giảm tác hại mà thuốc lá mang đến

Các giải pháp giảm nhu cầu thuốc lá

Năm 2018, lần đầu tiên sau hai thập kỷ, WHO ước tính doanh số thuốc lá đã giảm, từ 1,4 tỉ người hút thuốc lá điếu vào đầu thập niên 2000 đã giảm xuống còn 1,337 tỉ vào năm 2018, hạ hơn 4%. Hiện các biện pháp mà WHO khuyến khích các chính phủ áp dụng bao gồm giám sát các chính sách phòng chống và sử dụng thuốc lá, bảo vệ mọi người khỏi khói thuốc lá, cung cấp các giải pháp trợ giúp để bỏ thuốc lá, cảnh báo tác hại thuốc lá, cấm quảng cáo khuyến mãi và tài trợ, cùng với biện pháp tăng thuế.
Góp phần vào mục tiêu giảm nhu cầu tiêu thụ thuốc lá không thể không kể đến những sản phẩm cai thuốc của các tập đoàn dược phẩm (hay còn gọi là các liệu pháp thay thế nicotin - NRT). Hiện các liệu pháp này đang được cung cấp qua hình thức là kẹo cao su nicotin, miếng dán nicotin, viêm ngậm nicotin, ống hít nicotin, ống xịt nicotin. Bên cạnh các liệu pháp NRT còn có các loại thuốc không có chứa nicotin cũng được áp dụng cho người cai thuốc. Nhiều quốc gia hiện nay cũng đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng nicotin trong y tế (kẹo cao su, miếng dán, viên ngậm) nhằm đáp ứng nhu cầu của những người hút thuốc không chỉ cho những nỗ lực cai thuốc ngắn hạn mà còn hướng đến việc sử dụng lâu dài hơn như một sản phẩm thay thế cho việc hút thuốc lá điếu.
Việc phối hợp các thuốc hỗ trợ, cung cấp các phương tiện cai thuốc, và áp dụng chính sách kiểm soát thuốc lá theo tầm quốc gia dưới sự hướng dẫn từ WHO đang được kỳ vọng sẽ giúp giảm thị phần thuốc lá điếu trên toàn cầu trong tương lai, mặc dù đến nay con số này vẫn chưa đạt kỳ vọng. Cụ thể theo báo cáo gần nhất từ WHO, tiến trình đáp ứng mục tiêu toàn cầu các quốc giá đặt ra là giảm tỷ lệ hút thuốc lá 30% vào năm 2025 vẫn không được như ý. Nếu duy trì được tốc độ như hiện tại, tỷ lệ này có thể đạt mức giảm 23% thay vì 30% như mục tiêu.

Các giải pháp giảm tác hại

Những kết quả báo cáo về tiến trình cai thuốc lá trên toàn cầu được công bố bởi WHO cho thấy, hiện vẫn chưa có giải pháp nào cho gần 90% người muốn hút tiếp tục hút thuốc. Đây chính là động cơ để các nước trên toàn cầu đẩy mạnh việc cho phép các sản phẩm thuốc lá không khói (hay còn gọi thuốc lá thế hệ mới) hiện diện tại những quốc gia này và được quản lý một cách hợp pháp. Điều này đang được chính phủ các nước tin tưởng sẽ góp phần giúp người hút thuốc chuyển dần từ thuốc lá điếu sang những sản phẩm giảm thiểu tác hại hơn. Theo số liệu ước tính, có ít nhất 67 nước hiện đang thương mại thuốc lá làm nóng (theo số liệu từ một tập đoàn thuốc lá) trong đó bao gồm các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga... Riêng đối với thuốc lá điện tử thì hiện doanh thu của thị trường này trong năm 2015 ước tính đạt gần 10 tỉ USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm 56%, Anh chiếm 12% và còn lại là thị trường các nước Trung Quốc, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan...
Hiện các sản phẩm giảm tác hại đang lưu hành tại những thị trường này khá đa dạng về chủng loại, như thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử, thuốc lá ngậm (snus), thuốc lá nhai... Các chuyên gia y tế dự kiến những sản phẩm này sẽ góp phần thúc đẩy mục tiêu kiểm soát và giảm tác hại thuốc lá của WHO đạt được nhanh hơn. Cụ thể theo GS. David Sweanor, công tác trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng đồng thời là giảng viên đặc biệt của Khoa Dịch tễ học và Y tế Công cộng, Đại học Nottingham cho biết, có sự thay đổi trong nhận thức người dân về sự khác biệt giữa thuốc lá điếu và thuốc lá thế hệ mới. Cụ thể Na Uy và Hoa Kỳ cũng đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong doanh số kinh doanh các sản phẩm thuốc lá không khói. Sự đột biến này xảy ra là nhờ nhận thức ngày càng tăng của người dùng rằng các sản phẩm không đốt cháy ít nguy hại hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy (theo công ty nghiên cứu Morgan Stanley tại Bắc Mỹ, 2006).
Bên cạnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan y tế uy tín của Hoa Kỳ là cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cũng đã tiến hành kiểm nghiệm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Hiện cơ quan này chấp thuận cho 2 trong số đó được phép kinh doanh, bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá ngậm snus. Theo đó, sản phẩm thuốc lá làm nóng được FDA công bố đủ điều kiện thương mại cùng với chỉ định giảm thiểu phơi nhiễm với các chất có hại lên cơ thể. Hiện trong số 67 thị trường đã thương mại hóa sản phẩm thuốc lá làm nóng đã được FDA chấp thuận nêu trên, có hơn 2/3 quốc gia nằm trong Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) của WHO.
Đến nay thị trường thuốc lá điếu trên toàn cầu đang có chiều hướng sụt giảm, trong khi doanh số về các sản phẩm thuốc lá không khói lại tăng lên. Điều này ngày càng gần với dự báo của các chuyên gia hoạch định chính sách, đó là cần phải có sự kết hợp của ba yếu tố gồm giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại, thì chính sách kiểm soát thuốc lá trên toàn cầu mới được hoàn thiện.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.