Bị viêm gan siêu vi B, nên ăn gì, kiêng gì?

Thiên Lan
Thiên Lan
08/08/2020 00:08 GMT+7

Một nhóm các bệnh truyền nhiễm gồm viêm gan A, B, C, D và E có thể gây ra cả bệnh gan cấp tính và mạn tính.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có 325 triệu người trên thế giới mắc viêm gan siêu vi B và C. Hai bệnh này gây ra 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm.
Đây là căn bệnh truyền nhiễm giết người lớn thứ 2 sau bệnh lao, và số người bị nhiễm viêm gan cao gấp 9 lần so với HIV, theo Boldsky.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan, gây ra sẹo trên gan, suy gan và ung thư và do virus viêm gan B gây ra.
Bệnh được truyền qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể truyền nhiễm như dịch tiết âm đạo hoặc tinh dịch và máu có chứa virus viêm gan B.
Nhiễm trùng cũng có thể lây lan khi xăm, dùng chung dao cạo râu, quan hệ tình dục và xỏ lỗ tai, theo Boldsky.
Cần điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể phòng ngừa bằng vắc xin và tiêm globulin miễn dịch viêm gan B.
Nếu nhiễm trùng kéo dài trên 6 tháng là bị viêm gan B mạn tính
Viêm gan virus được mệnh danh là kẻ giết người giấu mặt. Nhiều khi người bị viêm gan B không hề biết mình mắc bệnh, vì không biết các triệu chứng.
Tuy nhiên, nếu bị nhiễm virrus này, có thể có cảm giác bị cúm.
Các triệu chứng khác có thể là: cảm thấy rất mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ, đau bụng, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, nôn mửa, nước tiểu sẫm màu, đi tiêu màu nâu, mắt vàng.
Khi tất cả các triệu chứng này mất dần, là đã đến lúc bị vàng da.

Chế độ ăn cho người viêm gan B

Bệnh nhân viêm gan B cần phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người bệnh viêm gan B.
Chế độ ăn uống không tốt có thể dẫn đến các vấn đề về gan.
Nếu ăn quá nhiều calo, có thể tăng cân, thừa cân, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Sau đây là chế độ ăn uống lành mạnh mà người mắc viêm gan B phải tuân theo, theo Boldsky.

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế chứa tất cả các lợi ích dinh dưỡng có trong lớp cám và mầm. Ngũ cốc nguyên chất rất giàu vitamin B, chất xơ, carbohydrate, khoáng chất và protein, và các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B6, vitamin E, magiê, kẽm và đồng.
Người bị viêm gan B thường thiếu năng lượng và mệt mỏi. Do đó, cần ăn chế độ ăn giàu nhiên liệu gồm ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt và hạt kê

2. Trái cây

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân viêm gan B nên ăn nhiều trái cây.
Ăn táo giúp bệnh nhân viêm gan B cải thiện hệ miễn dịch, giảm đáng kể nguy cơ bị cảm lạnh.
Cam rất giàu vitamin C và tăng khả năng chống lại vi khuẩn, giúp bệnh nhân viêm gan B mau phục hồi hơn, theo Boldsky.
Bệnh nhân viêm gan B ăn chuối sẽ rất tốt, vì loại quả này có giá trị năng lượng cao.
Ăn nho có thể giúp phục hồi sức khỏe gan, vì có chứa các khoáng chất như canxi, kali, phốt pho, sắt, protein và vitamin B1, B2, B6, C và flavonoid.
Phụ nữ nên ăn khoảng 1,5 chén và nam giới 2 chén trái cây mỗi ngày.

3. Rau

Cần phải ăn mỗi ngày các loại rau nhiều màu sắc có chứa chất chống ô xy hóa để bảo vệ các tế bào gan khỏi bị hư hại.
Phụ nữ nên ăn khoảng 2 - 2,5 chén rau mỗi ngày và nam giới nên ăn 3 chén mỗi ngày.
Nên ăn nhiều loại rau khác nhau, chứ đừng ăn mãi một loại. Rau bó xôi, cà rốt và nấm có thể giúp ích rất nhiều. Nên hạn chế các loại có tinh bột như khoai tây, theo Boldsky.

4. Dầu ô liu

Tốt nhất là nên nấu ăn bằng dầu ô liu. Các bác sĩ khuyên nên tiêu thụ ít nhất 2-3 muỗng dầu ô liu mỗi ngày.
Dầu hạt cải và dầu hạt lanh cũng tốt.

5. Trứng

Trứng là nguồn protein phong phú và an toàn cho bệnh nhân viêm gan B.

6. Thịt nạc

Thịt nạc tốt cho bệnh nhân viêm gan B, nhưng không ăn thịt đỏ, mà nên ăn thịt gà, theo Boldsky.

7. Đậu nành

Cho dù đậu nành tốt cho gan, nhưng nếu tiêu thụ quá mức, có thể gây hại. Chỉ nên tiêu thu vừa đủ.
Ngoài ra, các loại hạt, cá, thịt gia cầm, đậu phụ, sữa nguyên chất, sữa chua và phô mai cũng tốt cho người viêm gan B.

Những thực phẩm bệnh nhân viêm gan B cần tránh

Bệnh nhân viêm gan B nên loại những thứ sau ra khỏi chế độ ăn uống, theo Boldsky.
• Thực phẩm chế biến có nhiều muối
• Động vật có vỏ còn sống hoặc nấu chưa chín, như như tôm, cua, sò, ốc, mực…
• Thịt đỏ
• Rau cần tây
• Cà chua
• Rong biển
• Cải thảo
Nên ăn ít nhất 3 bữa một ngày, hoặc có thể chia làm nhiều bữa nhỏ, khoảng 5 - 6 lần một ngày.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.