Bị tiêu chảy: Điều trị tại nhà thế nào? Khi nào cần đi bệnh viện?

12/11/2017 15:01 GMT+7

Tiêu chảy sau bữa ăn có thể xảy ra bất ngờ. Tiêu chảy có thể gây khó chịu hoặc đau khi có chuyển động ruột xảy ra.

Tiêu chảy cấp tính hoặc mạn tính, tùy thuộc vào các triệu chứng kéo dài bao lâu. Tiêu chảy cấp chỉ kéo dài vài ngày hoặc có khi lên đến 14 ngày, trong khi tiêu chảy mạn tính có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, theo Medical News Today.
Tiêu chảy cấp tính
Cả tiêu chảy cấp tính và mạn tính đều có thể tự điều trị và ngăn ngừa. Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài dưới 14 ngày có thể do các nguyên nhân sau:

tin liên quan

Tránh ăn gì khi bị tiêu chảy?
Khi bị tiêu chảy, thức ăn đóng vai trò chính trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe hoặc làm tình trạng nặng thêm, theo Sciendaily.  
Nhiễm trùng
Nhiễm vi rút, chẳng hạn như cúm dạ dày, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp.
Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc vi trùng khác có thể gây tiêu chảy. Trứng gia cầm, pho mát mềm, hoặc thực phẩm chưa qua chế biến là những thủ phạm phổ biến nhất của loại nhiễm trùng này.
Không dung nạp lactose
Một số người bị dị ứng với sữa hoặc không thể tiêu hóa lactose - đường trong sữa. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi họ uống hoặc ăn sữa, nó có thể gây tiêu chảy, chuột rút và đầy hơi.
Ký sinh trùng
Một số ký sinh trùng, thường gặp nhất trong thức ăn, có thể gây tiêu chảy cấp. Các triệu chứng có xu hướng kéo dài cho đến khi ký sinh trùng được xác định và loại bỏ. Những loại ký sinh trùng này không phổ biến ở các nước phát triển và thường xảy ra trong khi đi du lịch.
Tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy cấp tính phổ biến ở trẻ nhỏ uống nhiều đồ uống có đường như nước ép trái cây. Lượng đường cao làm cho nước vào ruột khiến phân lỏng.
Kháng sinh
Một số kháng sinh có thể gây khó chịu dạ dày và tiêu chảy cấp. Các triệu chứng thường hết khi ngừng dùng kháng sinh.

tin liên quan

Dùng lợi khuẩn để ngăn ngừa nhiều bệnh
Lợi khuẩn là các vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Những vi khuẩn hữu ích này giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, sản sinh ra vitamin và tiêu diệt các vi khuẩn có thể gây bệnh cho cơ thể. 
Tiêu chảy mạn tính
Tiêu chảy mạn tính là tiêu chảy kéo dài ít nhất 4 tuần, với tối thiểu là ba lần đi phân lỏng mỗi ngày. Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy mạn tính có thể bao gồm:
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn ruột già, gây chướng bụng, chuột rút bụng, và táo bón (IBS-C) hoặc tiêu chảy (IBS-D).
IBS là một tình trạng tương đối phổ biến. Thông thường, bệnh nhân có thể tự kiểm soát thông qua thay đổi chế độ ăn uống, thuốc, và các chiến lược quản lý căng thẳng.
Bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm ruột (IBD) là một bệnh tự miễn, nơi hệ miễn dịch gây viêm và kích thích ở ruột.
Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng là hai ví dụ của IBD. Cả hai đều gây ra tiêu chảy dai dẳng, chuột rút, giảm cân, và mệt mỏi.
Rối loạn nội tiết
Một số rối loạn nội tiết, chẳng hạn như cường giáp và tiểu đường, có thể gây tiêu chảy mạn tính, đặc biệt nếu có tổn thương thần kinh trong đường ruột.
Bệnh celiac
Bệnh Celiac là dị ứng hoặc nhạy cảm đối với gluten, protein tìm thấy trong các sản phẩm lúa mì.
Những người bị bệnh này hay bị tiêu chảy khi họ ăn thức ăn có chứa lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen.

Điều trị tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp, các triệu chứng biến mất theo thời gian và có thể được kiểm soát ở nhà,  theo Medical News Today.
Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nếu chất lỏng bị mất không được thay thế. Những người bị tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình có thể sử dụng các chất sau để bổ sung chất lỏng bị mất: Bổ sung điện phân bằng thuốc có chứa Gatorade hoặc Pedialyte, uống nước ép táo, nước gừng, súp canh. Quan trọng là sử dụng chất lỏng có chứa đường và muối để giúp thay thế các chất điện phân bị mất.
Người bị tiêu chảy cấp nên ăn thức ăn nhạt cho đến khi dạ dày bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Chuối, cơm, súp, và bánh quy đặc biệt dễ tiêu hóa và có thể giúp làm cứng phân.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Những người bị tiêu chảy không cải thiện tình hình khi đã dùng các biện pháp tại nhà thì nên đến bệnh viện.
Ngoài ra, người bị tiêu chảy có các triệu chứng sau đây cần được khám bác sĩ ngay: dấu hiệu mất nước, như khô miệng, đau bụng, khát, nước tiểu có màu sẫm, chóng mặt, không đi tiểu...; dấu hiệu chảy máu, chẳng hạn như tiêu chảy có máu hoặc đen, hoặc phân có chứa máu hoặc chất nhầy; sốt; đau bụng quằn quại…, theo Medical News Today.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.