Bị 'đèn đỏ' sớm có liên quan sức khỏe tâm thần

12/03/2018 15:34 GMT+7

Nghiên cứu mới cho thấy những vấn đề sức khỏe tâm thần có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành đối với những bé gái có kinh nguyệt sớm, theo UPI.

Nhằm tìm hiểu vấn đề, các chuyên gia thuộc Đại học Cornell (Mỹ) đã theo dõi gần 8.000 cô gái Mỹ trong khoảng 14 năm, thường là từ giai đoạn vị thành niên đến giai đoạn cuối độ tuổi 20.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy càng có kinh nguyệt sớm bao nhiêu, các cô gái càng dễ bị trầm cảm và những hành vi chống lại xã hội, chẳng hạn như hành xử không tốt, phá vỡ luật lệ và phạm pháp.
Những vấn đề này kéo dài chí ít đến khi các cô gái bước vào giai đoạn cuối của độ tuổi 20.
Theo các nhà nghiên cứu, tuổi bình quân mà các cô gái có kỳ kinh đầu tiên là 12,5 tuổi. Trong 50 năm qua, tuổi này càng ngày càng thấp. Hiện tại, 1/3 các cô gái Mỹ có kỳ kinh đầu tiên ở tuổi lên 8.
Cuộc nghiên cứu cũng nhận thấy hành vi của những bé gái trưởng thành sớm có xu hướng tồi tệ đi khi họ lớn tuổi hơn. Tác giả nghiên cứu Jane Mendle nói rằng điều đó trái ngược với mô hình phát triển bình thường của tuổi teen.
“Thường người ta không ăn cắp đồ ở cửa hàng ở tuổi 25 nhiều như khi 15 tuổi. Nhưng những đứa trẻ này đã không cho thấy những sự tụt giảm liên quan đến tuổi tác về hành vi chống xã hội, và những hành vi của chúng càng tồi tệ hơn”, bà Mendle nói.
Tuy nhiên, bà Mendle và các cộng sự chỉ mới ghi nhận một mối liên hệ, và rằng cần tiến hành thêm nghiên cứu nhằm làm rõ tại sao các vấn đề sức khỏe tâm thần có liên quan đến việc có kinh nguyệt sớm kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Pediatrics.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.