Bệnh sán lá gan xuất hiện tại 32 tỉnh thành

09/02/2017 09:04 GMT+7

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các bệnh viện tăng cường kiểm soát yếu tố nguy cơ, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng; chú trọng truyền thông phòng bệnh từ thói quen dinh dưỡng lành mạnh.

Ngày 8.2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thị sát tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Dinh dưỡng quốc gia về công tác y tế dự phòng.
Bộ trưởng Tiến yêu cầu các bệnh viện này tăng cường kiểm soát yếu tố nguy cơ, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng; chú trọng truyền thông phòng bệnh từ thói quen dinh dưỡng lành mạnh.
Theo PGS-TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư, các nghiên cứu gần đây cho thấy do tập quán ăn uống, sinh hoạt của người dân không hợp vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong cộng đồng rất cao. Bệnh chủ yếu là giun truyền qua đất; bệnh sán truyền qua thức ăn. Trong đó, bệnh sán lá gan nhỏ (gây tổn thương gan, xơ gan...) được phát hiện tại 32 tỉnh thành.

tin liên quan

Trị giun từ hạt bí đỏ
Con tôi 12 tuổi, bé hay bị giun sán, nên thể trạng hơi gầy. Tôi nghe nói hạt bí đỏ trị được giun có đúng không? Nếu đúng, nhờ nhà chuyên môn hướng dẫn tôi cách làm. Xin cám ơn. (phamnhu@...)
Các tỉnh có tỷ lệ dân số nhiễm sán lá gan nhỏ cao là Nam Định (34,8%), Hòa Bình (32,7%), Hà Nội (27,7%), Ninh Bình (25%) và Thanh Hóa (17,7%)... Đáng lưu ý, nhiều loại côn trùng như kiến ba khoang, bọ xít hút máu, bọ đậu đen... thay đổi tập tính trú đậu, cũng là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo PGS Dương, các bệnh ký sinh trùng là một trong những gánh nặng đối với sức khỏe cộng đồng nhưng đang trở thành “căn bệnh bị lãng quên”, chưa được quan tâm đầu tư kinh phí nghiên cứu, phòng chống.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.