Bệnh ‘há miệng mắc quai’

Kiều Oanh
Kiều Oanh
08/01/2019 09:13 GMT+7

Một lần đi làm răng, chị T.N.D há miệng to và sau đó… không tài nào ngậm miệng lại được. “Bây giờ nhắc lại còn sợ!”, chị D. nói.

Không chỉ có chị D. sợ, lúc đó ngay cả nha sĩ làm răng cho chị cũng sợ nốt, thú nhận ông chưa bao giờ gặp tình huống há miệng không ngậm được dẫu đã được biết về nó. Người chồng đi làm răng cùng chị D. còn sợ hơn cả khi chứng kiến vợ cứ há miệng to như… hàm cá sấu, nước dãi chảy không kiếm soát.
Cài lại “bản lề”
Đó là một phòng nha nhỏ ở huyện Nhà Bè (TP.HCM). Sau một hồi nha sĩ vật lộn bất thành, bệnh nhân thì đau đớn, chị D. được đưa vào Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM, nơi bác sĩ nhẹ nhàng đỡ lấy xương hàm dưới, kéo ra phía trước một chút rồi đẩy vào lại khá dễ dàng. Mọi chuyện diễn ra chóng vánh chẳng khác nào đưa cái bản lề bị trật vào đúng khớp. Ngay lập tức chị D. ngậm miệng được ngay, dù vẫn chưa hoàn hồn.
Công nghệ CAD/CAM đã mang lại sự thoải mái hơn cho những ai đi làm răng K.O
Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Trần Hùng Lâm cho biết tình trạng của chị D. là bán trật khớp xương hàm, thường hay gặp ở người nữ trẻ tuổi. Tiến sĩ Lâm giải thích cũng như các khớp khác, khớp xương hàm được cố định bởi các dây chằng. Có người gặp một số rối loạn ở dây chằng hoặc cơ và khi họ há miệng, dây chằng, cơ không giữ lại, bệnh nhân há quá mức dẫn đến bán trật khớp, không ngậm miệng lại được.
Cũng theo bác sĩ Lâm, tình trạng bán trật khớp này khác với trật khớp hoàn toàn trong các chấn thương.
Nỗi khổ không được ngáp thoải mái!
Một phụ nữ khác, chị Phương Chi thì kể chị nhiều lần vấp cú “há miệng mắc quai” mỗi khi ngáp to. Sau vài lần vào cấp cứu, chị được bác sĩ hướng dẫn cách tự “đưa bản lề vào đúng khớp” và sau đó chị có thể tự xử lý tại nhà.
“Tôi phải luôn nhớ không được ngáp quá thoải mái hoặc làm gì há miệng quá to. Tuy nhiên, đi làm răng là khổ nhất, có những công đoạn phải há miệng to và lâu, nhiều lần đành phải chào thua”, chị Chi kể.
Sự phát triển của công nghệ số hóa
Tiến sĩ Lâm cho biết trong nha khoa, một số công đoạn như lấy dấu để làm răng giả cần bệnh nhân há miệng to, kéo dài từ 3-5 phút, gây khó khăn cho nhiều bệnh nhân, nhất là trên bệnh nhân dễ bị bán trật khớp hoặc loạn năng thái dương hàm - bệnh lý khiến bệnh nhân không thể há miệng to.
Tuy nhiên, với phát triển mạnh mẽ của công nghệ số vào y/nha khoa, mọi chuyện đang trở nên ngàychịu. Công nghệ CAD/CAM cho phép tạo mô hình và chế tác răng giả hoàn toàn trên máy tính dựa trên  càng dễ dàng. Chẳng hạn công nghệ CAD/CAM với đầu scan nhỏ đưa vào miệng để “quét” (lấy dấu số hóa) hết hàm răng, những ai làm răng giả không cần phải há miệng thật to, thật lâu để đưa vật liệu silicon vào lấy khuôn như trước, thoải mái hơn cho cả người bình thường vì ai há miệng lâu cũng khóhình ảnh thật của răng, vừa chính xác, an toàn mà lại nhanh chóng, dễ dàng.
Cuộc bành trướng của công nghệ số trong y/nha khoa vẫn đang ào ạt tạo ra nhiều thay đổi ngoạn mục khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.