Bảo vệ sức khỏe ngay từ giấc ngủ sạch

05/01/2017 09:00 GMT+7

Khi sử dụng chăn, ra, gối, nệm, người dùng vẫn thường nghĩ chỉ cần giặt giũ định kỳ thì sẽ loại bỏ được vi sinh vật (vi khuẩn và nấm).

Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy bởi sau khi giặt, một lượng nấm và vi khuẩn vẫn tồn đọng trên vải là điều kiện để vi sinh vật phát triển.
Chúng tôi có buổi gặp gỡ với PGS.TS.Nguyễn Đức Hoàng, Trưởng bộ môn Vi sinh vật, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên để trao đổi rõ hơn hơn về các vấn đề vi khuẩn, nấm mốc phát triển trên giường (chăn, ra, gối, nệm).
PGS. TS. Nguyễn Đức Hoàng, GĐ Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học, ĐHKHTN

Vi sinh vật phát triển trên giường như thế nào, thưa PGS?
Khi cơ thể tiếp xúc với chăn, ra, gối, nệm thường để lại mồ hôi, các chất bài tiết qua da, tế bào chết, vi khuẩn từ da, tóc… Ngoài ra, các bào tử vi sinh vật tồn tại trong không khí cũng có thể rơi lên giường. Chăn, ra, gối, nệm bị nhiễm mồ hôi, dịch tiết, ẩm ướt và bụi bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, phát triển. Cụ thể, khi xác định số lương tế bào vi khuẩn trên gối ở tuần đầu tiên xuất hiện 1,5 triệu tế bào/cm2, sang tuần thứ tư con số này tăng lên đến 5 triệu tế bào/cm2.
PGS cho biết những loại vi sinh vật nào thường tồn tại trên giường?
Nhiều loài vi sinh vật hiện diện trên chăn, ra, gối, đệm gây ảnh hưởng lớn trực tiếp tới sức khỏe con người, trong đó có thể chia ra thành 2 nhóm chính: vi khuẩn và nấm. Vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureus, đáng lưu tâm là chủng kháng kháng sinh MRSA. Kế đến là các dạng trực khuẩn đường ruột Coliforms, Escherichia coli gây ra bệnh tiêu chảy.
Nấm gồm hai nhóm nấm mốc Aspergillus spp.Cladosporium spp và một nhóm nấm men Candida spp. Aspergillus fumigatus, tỷ lệ gây bệnh của nhóm nấm này lên tới 90%. Nhóm Cladosporium spp. là chi nấm mốc phổ biến trong không khí, phát triển mạnh ở nơi ẩm, được tìm thấy nhiều trong chăn ra gối đệm. Các chủng nấm men Candida spp. là mầm bệnh khá phổ biến trên giường.
Vi sinh vật trên chăn, ra, gối ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào thưa PGS?
Hai loại vi khuẩn thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe con người là E. coliStaphylococus aureus, nếu đạt đến mật độ cao có khả năng gây ra các bệnh về da như: dị ứng, ghẻ, hắc lào, mẩn ngứa… Staphylococcus aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ và gây độc ở người. Thường xảy ra ở những chỗ xây xước trên bề mặt da và gây ra tình trạng mụn nhọt. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến viêm phổi, viêm ngực, viêm tĩnh mạch, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu và những bệnh nguy hiểm khác như viêm xương tủy, viêm màng trong tim. Nhóm E.coli O157:H7 sản sinh độc tố Shiga gây nôn mửa, đau bụng, sốt, mệt mỏi, nếu E. coli xâm nhập các cơ quan khác như não và thận, chúng sẽ phá hủy các bộ phận này và khiến bệnh nhân tử vong.
Ngoài ra, loại nấm Aspergillus spp. có thể phát triển trong khoang phổi bằng cách kết hợp với các bạch cầu và các cục máu đông, gây nên bệnh nấm phổi, viêm phổi và viêm các xoang. Các nấm mốc Cladosporium spp. có thể gây dị ứng, hen suyễn và suy giảm miễn dịch. Qua thời gian dài, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể phát triển như viêm tai; chảy máu mũi, đau khớp nhưng không sưng. Nấm men Candida parapsilosis có khả năng gây bệnh nếu da bị thương. Cụ thể, nơi tổn thương chỗ trầy da sẽ phù, xuất hiện dạng ban đỏ và đóng vảy, kèm theo mụn mủ rải rác.
Có cách nào để giảm bớt vi sinh vật trên giường không thưa PGS?
Giặt giũ định kỳ chăn, ra, gối, nệm, phơi khô ráo. Nệm ngủ phải có tấm lót, ga để ngăn chặn vi khuẩn, bụi, và mồ hôi thấm vào. Giặt tấm lót giường ít nhất 2 tuần một lần hoặc nhiều hơn nếu cơ thể đổ mồ hôi nhiều ghi ngủ. Các quần áo mặc ngủ nên giặt 3-4 ngày một lần tránh được các loại vi sinh vật gây nhiễm khuẩn da như tụ cầu vàng (MRSA). Tất cả chăn, ra, gối, đệm nên giặt trong nước ấm (khoảng 55oC) và sấy khô bằng khí nóng. Vị trí phòng ngủ nên đặt nơi có ánh nắng, xung quanh nhà nên dọn dẹp thường xuyên để giữ không khí được sạch, khô và thoáng. Giữ vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, cần giữ thông thoáng và khô ráo phòng ngủ, vệ sinh phòng ngủ theo định kỳ. Cần thay mới khi sản phẩm chăn, ra, gối, đệm khi hết thời hạn sử dụng. Thông thường là từ 18 đến 24 tháng kể từ ngày bắt đầu sử dụng.
Giặt giũ định kỳ chăn, ra, gối, phơi khô ráo để giảm bớt vi sinh vật

Chọn mua những sản phẩm có khả năng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men. Bên cạnh các vật liệu hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, người tiêu dùng cũng lựa chọn các loại vật liệu có thành phần thiên nhiên và không chứa hóa chất độc hại để không ảnh hưởng sức khỏe.
Xem dòng sản phẩm Tencel với 100% vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên có khả năng hạn chế vi sinh vật phát triển
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.