Bạn có biết sử dụng tai nghe an toàn?

13/09/2016 09:01 GMT+7

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần một nửa thanh thiếu niên và người trưởng thành trong độ tuổi từ 12-25 ở các nước phát triển và đang phát triển tiếp xúc với mức độ âm thanh không an toàn thông qua thiết bị tai nghe.

Hình ảnh người đeo tai nghe hầu như bắt gặp ở khắp mọi nơi: trên đường phố, tại trường học, trong công việc. Vì thiết kế nhỏ gọn và thuận tiện nên nó có thể đưa âm thanh đi thẳng vào ống tai bằng một đường dây trực tiếp đến màng nhĩ và các cấu trúc bên trong tai. Theo Msn, các chuyên gia Tai mũi họng cảnh báo rằng việc sử dụng tai nghe không an toàn có thể dẫn đến suy giảm, thậm chí mất luôn thính lực.
Để giảm bớt tác hại của tai nghe với thính lực, các nhà khoa học khuyến cáo mỗi khi sử dụng tai nghe nên điều chỉnh âm thanh không cao hơn 60 - 80% công suất tối đa của thiết bị. Không những vậy, thời gian sử dụng tai nghe cũng cần hạn chế. Mỗi ngày, không đeo tai nghe tối đa quá 1 - 2 tiếng đồng hồ.

tin liên quan

Đừng 'chết' vì sành điệu!
Trào lưu xoài lắc, muối tôm chưa kịp hạ nhiệt thì giới trẻ Sài Gòn lại nổi lên trào lưu mới là ăn mì Hàn Quốc cay 7 cấp độ và snack khói.

Khi đưa các thiết bị di động như máy nghe nhạc iPod và iPad cho trẻ, cha mẹ cần điều chỉnh âm lượng ở mức an toàn cho phép (nghe âm thanh rõ ràng trong môi trường yên tĩnh). Đối với người lớn, để bảo vệ đôi tai, chỉ cần điều chỉnh âm thanh làm sao nghe tốt hơn so với môi trường xung quanh là được.
Ngoài ra, để bảo vệ thính lực, mọi người cần chèn nút tai khi ở trong môi trường âm thanh độc hại như trong công trường xây dựng hoặc một buổi hòa nhạc siêu lớn. Chặn âm thanh không mong muốn sẽ cho phép bạn nghe những âm thanh mà mình lựa chọn, nhưng phải đảm bảo ở mức an toàn và tai nghe cũng có tác dụng loại bỏ tiếng ồn như nút tai.

tin liên quan

Bí quyết hạn chế ù tai khi đi máy bay
Áp suất thay đổi khi máy bay đột ngột thay đổi độ cao khiến không ít người cảm thấy nhói và buốt tai. Một số cách đơn giản sau có thể làm giảm tình trạng khó chịu này.

Nếu sử dụng tai nghe với âm thanh tối đa một cách thường xuyên, về lâu dài có thể dẫn đến ù tai. Tiến sĩ Fligor, từng là giám đốc của Bệnh viện nhi Boston (Mỹ), cho biết tình trạng ù tai ở thanh thiếu niên ngày càng phổ biến mà hầu hết là do tiếng ồn gây ra.
Làm thế nào để nhận biết thính lực có vấn đề? Theo các chuyên gia y tế, đó là khi bạn không nghe rõ tiếng chuông điện thoại reo hay tiếng còi xe hoặc tiếng bíp của lò vi sóng. Tất cả những âm thanh này không mảy may gây chú ý cho bạn, thì đã đến lúc nên đi đến bác sĩ. Còn đối với trẻ em, nếu nhận thấy kết quả học tập của trẻ đột nhiên tụt dốc, trẻ phớt lờ không nghe mỗi khi thầy cô hoặc cha mẹ gọi tên, thì có thể trẻ đang gặp phải vấn đề về thính lực.

tin liên quan

Những thông tin thú vị về lỗ tai
(TNO) Mặc dù là cơ quan không kém phần quan trọng, nhưng rất ít người biết được lỗ tai hoạt động ra sao và có những đặc điểm gì.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.