Bác sĩ ơi: Phân biệt sẹo hẹp phế quản sau điều trị lao phổi với hen suyễn?

21/07/2019 11:21 GMT+7

Năm nay tôi 27 tuổi, cách đây 3 năm bị mắc lao phổi và đã điều trị xong. Tuy nhiên, sau đó tôi hay có cơn mệt, khó thở, đau thắt ngực. Càng ngày càng thường xuyên và nặng hơn.

Trong suốt 3 năm qua, tôi đã đi nhiều phòng khám và đều được chẩn đoán là hen suyễn nhưng chữa thuốc hen suyễn không thuyên giảm. Xin bác sĩ tư vấn tôi nên làm thêm xét nghiệm gì? (Cao Thị Vân, 27 tuổi, ngụ Bình Chánh, TP.HCM)

Bác sĩ Lê Hồng Anh, Giám đốc - Cố vấn y khoa Trung tâm Hô hấp kỹ thuật cao Phổi Sài Gòn:

Sẹo hẹp phế quản sau điều trị lao phổi rất dễ lầm với hen suyễn. Bệnh nhân nên tiến hành nội soi phổi để kiểm tra xem mình có bị sẹo hẹp phế quản không. Nếu có, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật chuyên sâu như nông rộng lòng phế quản.
Có trường hợp bệnh nhân sau khi điều trị hen suyễn không thấy đỡ đã tiến hành nội soi phế quản và phát hiện bị chít hẹp nặng phế quản gốc trái. Từ phát hiện này, bệnh nhân được chuyển làm tiếp thủ thuật chuyên sâu là nông rộng lòng phế quản gốc trái. Sau thủ thuật , lâm sàng cải thiện rất tốt, bệnh nhân hết mệt , không còn khó thở, khi gắng sức vẫn thấy khỏe. 
Bệnh hen suyễn rất thường gặp, đặc biệt ở người trẻ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có tiền căn bị lao phổi và việc điều trị hen suyễn không đáp ứng tốt, chúng ta nên nghĩ thêm nguyên nhân khác như sẹo hẹp phế quản sau điều trị lao phổi. Chẩn đoán xác định bắt buộc phải dựa trên kết quả nội soi phổi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.