Bác sĩ cũng bị... trầm cảm

30/09/2017 06:52 GMT+7

Áp lực do quá tải bệnh nhân, công việc nhiều, khiến nhân viên y tế cũng gặp stress, mệt mỏi. Trước thực trạng đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã nghiên cứu, khảo sát...

Ngày 28.9, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết BV vừa báo cáo kết quả phân tích ban đầu nghiên cứu “Khảo sát tình trạng sức khỏe tâm trí của tất cả các đối tượng nhân viên y tế đang làm việc tại BV”.
Kết quả nghiên cứu khảo sát trên 600 nhân viên y tế tại BV cho thấy, có 18% nhân viên bị stress ở mức độ từ trung bình đến nặng, 28% người tham gia có mức độ trầm cảm trung bình, nặng và rất nặng, 38% có lo âu ở mức độ trung bình, nặng và rất nặng. Nữ giới có nguy cơ trầm cảm và lo âu cao hơn nam giới.

tin liên quan

Tìm mọi cách giảm tải bệnh viện
Chiều 21.2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, lãnh đạo TP đã làm việc với Sở Y tế và giám đốc các bệnh viện (BV) trên địa bàn về thực hiện tự chủ và công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.
Khảo sát cũng cho thấy đa số các yếu tố gây stress có liên quan đến khâu tổ chức hoạt động của bệnh viện như: thời gian làm việc (69%), áp lực bởi phải gánh quá nhiều trách nhiệm (68%), khó thích nghi với các thay đổi nhanh chóng (về các quy định chính sách của bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, nhớ tên thuốc thay đổi sau mỗi lần đấu thầu…) là 65%, thu nhập thấp (55%), không có cơ hội chia sẻ khó khăn (43%). Những vấn đề cá nhân/gia đình và đi lại khó khăn cũng là những yếu tố gây stress (50%).
Từ thực trạng trên, các giải pháp đề xuất qua cuộc khảo sát chủ yếu là hướng đến tạo sự thoải mái cho cá nhân như: giải trí (48%), du lịch và thể thao (46%), ăn uống (43%)...
BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin thêm, Ban giám đốc BV đang cùng các phòng, ban chức năng phân tích chi tiết hơn các dữ liệu thu thập từ khảo sát để làm căn cứ đưa ra các giải pháp phù hợp, bao gồm giải pháp liên quan đến quản lý tổ chức (hệ thống); giải pháp liên quan đến cá nhân; giải pháp ngắn hạn (tức thì) và dài hạn. Các tổ chức đoàn thể cũng lập kế hoạch tăng cường động viên hỗ trợ chia sẻ tinh thần, tổ chức các hình thức vui chơi giải trí đa dạng hơn…
Về giải pháp tức thì liên quan đến cá thể, BV sẽ triển khai lập phòng tư vấn tâm lý miễn phí dành cho nhân viên y tế trong tháng 10.2017. Email và số điện thoại của chuyên viên tâm lý được niêm yết để bất cứ nhân viên nào cần tư vấn sẽ liên hệ để đặt hẹn gặp (một cách riêng tư, kín đáo và bảo mật). Việc tư vấn tâm lý sẽ được thực hiện ngay tức khắc đối với những trường hợp đặc biệt, khẩn cấp. Còn với các trường hợp khác sẽ được thực hiện vào 1 ngày cố định trong tuần giai đoạn đầu và sẽ tăng thêm theo nhu cầu thực tế.

tin liên quan

Cô gái Ấn Độ được cấy ghép thành công 2 tay

Tai nạn xe buýt kinh hoàng đã khiến Shreya Siddanagowda, 19 tuổi, ở Ấn Độ phải cắt bỏ cả hai tay, phần từ khuỷu tay trở xuống. Hy vọng bắt đầu lóe sáng khi cô trở thành ca đầu tiên ở châu Á được ghép cả hai tay.

tin liên quan

Cảnh báo về sử dụng thuốc chống trầm cảm
Dùng thuốc chữa trầm cảm, trước và trong khi mang thai, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của thai nhi, theo cảnh báo của một nghiên cứu được đăng trên chuyên san British Medical Journal.
Theo TS-BS Châu, Phòng công tác xã hội của BV sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia lập lại khảo sát định kỳ hằng năm, khảo sát chi tiết những yếu tố có liên quan đến stress để đề ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.