5 loại thuốc trị bệnh đắt đỏ nhất thế giới

Ngọc Quý
Ngọc Quý
07/02/2018 17:05 GMT+7

Đây đều là những phương thuốc dùng để điều trị các căn bệnh hiếm gặp. Phương thuốc đắt nhất có giá đến 1,2 triệu USD/năm (hơn 27 tỉ đồng).

Glybera
Glybera bắt đầu có mặt trên thị trường từ tháng 10.2012, dùng để điều trị chứng thiếu hụt lipoprotein lipase tuyến gia đình (LPLD).
Đây là một bệnh di truyền hiếm gặp khiến người bệnh thiếu một loại protein cần thiết để phá vỡ phân tử chất béo trong cơ thể. Hậu quả khiến một lượng lớn chất béo tích tụ trong máu. Chi phí điều trị cho loại thuốc này lên đến 1,2 triệu USD/năm (hơn 27 tỉ đồng), theo Health24.
Soliris
Soliris dùng để điều trị bệnh tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm (PNH). Bệnh phát hủy tế bào hồng cầu, khiến người mắc bị nhiễm trùng, thiếu máu và xuất hiện cục máu đông.
Hiện có khoảng 8.000 người trên thế giới đang mắc PNH. Chi phí điều trị bằng thuốc Soliris lên đến 700.000 USD/năm (gần 16 tỉ đồng).
Elaprase
Elaprase được bào chế để điều trị hội chứng Hunter. Bệnh là một hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp, khiến một loại enzyme bị thiếu hoặc hư hỏng, theo Health24.
Một điều đặc biệt là hội chứng Hunter hầu như chỉ xảy ra ở nam giới. Bệnh là một dạng rối loạn suy nhược, dần dần gây ức chế chức năng não và sự phát triển thể chất của người mắc. Chi phí chữa hội chứng Elaprase bằng thuốc Elaprase là hơn 500.000 USD/năm (khoảng 11,3 tỉ đồng).
Naglazyme
Thấp hơn những loại thuốc trên, giá điều trị bằng Naglazyme là khoảng 365.000 USD/năm (tương đương 6,8 tỉ đồng). Naglazyme được dùng để chữa hội chứng Maroteaux-Lamy, dạng rối loạn di truyền hiếm gặp, gây tích tụ một loại chất bột phức hợp có tên là glycosaminoglycan trong cơ thể.
Các triệu chứng bệnh thường thấy là cổ ngắn, sống mũi dẹt, cánh mũi bè, má tròn, phát triển bất thường ở xương, khớp, gan và lá lách có thể lớn bất thường, mất thính giác, có thể mắc bệnh tim và phổi tắc nghẽn, theo Health24.
Cinryze
Thuốc Cinryze dùng để điều trị chứng phù mạch. Bệnh thường phát khi cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng, khiến da bị sưng nề. Bệnh cũng có thể xuất hiện do phản ứng với một số loại thuốc, do trục trặc di truyền và các nguyên nhân không rõ khác. Chi phí điều trị bằng Cinryze ước khoảng 350.000 USD/năm (gần 8 tỉ đồng).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.