• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Sử dụng tinh dầu hợp lý

17/03/2016 03:18 GMT+7

Sử dụng tinh dầu ngày nay được xem như chuyện thường ngày ở huyện. Tuy nhiên, không phải cứ dùng nhiều là tốt, chưa kể chất lượng của tinh dầu không được kiểm tra, nhiều loại chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

 

tinhdauthiennhien suckhoevasacdep

 

Tinh dầu là gì? Có tác dụng với sức khỏe con người như thế nào?

Hằng Hà (Hải Phòng)

 

Theo BS Nguyễn Việt Thành (BV ĐH Y dược TP.HCM) thì tinh dầu là một loại chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh, từ lá cây; thân cây; hoa; vỏ cây; rễ cây; hoặc những bộ phận khác của thực vật. Phương pháp khác để tách chiết tinh dầu là tách chiết dung môi. Thông thường tinh dầu được chiết xuất từ các loại cây cỏ thảo mộc như sả, chanh, oải hương, bưởi, cam, gừng.. và có rất nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể sử dụng để chăm sóc sắc đẹp, xông hơi, chăm sóc sức khỏe, xông hương…và mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống thương nhật của mỗi chị em. Tinh dầu có thể được khuếch tán vào không khí để làm sạch cũng như khử độc một cách tự nhiên mà lại còn tạo ra mùi hương dễ chịu, khoan khoái. Các loại tinh dầu cũng có thể giúp cơ thể cải thiện một cách đáng kể cách thức đáp ứng lại với các tác nhân gây bệnh mà chúng ta gặp phải như cảm cúm, đau đầu. Phụ nữ sắp sinh xưa hay tắm trong bồn tắm hoa oải hương (hoặc có thể thay thế bằng tinh dầu hoa cúc…) với mục đích làm giảm các cơn co thắt, từ đó giúp việc sinh nở thuận lợi hơn. Hiện nay, có rất nhiều loại tinh dầu với các hương thơm khác nhau, mang theo tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe của con người bằng nhiều con đường như: hô hấp, qua tiếp xúc với da...

 

su-dung-dau-nen-va-tinh-dau-duong-da-dung-cach

 

Tôi thích vào các tiệm spa vì ở đó họ dùng các loại tinh dầu quyến rũ. Tôi thường “ngửi lấy ngửi để” các mùi tinh dầu xả. Nhưng bạn tôi làm trong spa lại “bỏ nhỏ” tôi rằng hãy hạn chế dùng và ngửi vì các loại tinh dầu ở đó thường chứa nhiều hóa chất?

Ngân Diễm
 

Rất nhiều loại tinh dầu giá rẻ là hương liệu tổng hợp của Trung Quốc, nếu được sử dụng lâu dài sẽ có hại cho sức khỏe của con người. Trong đó một số chất tạo mùi thơm có độc tính đối với cơ thể như toluen, focmaldehit hay aceton…Nó có thể gây ung thư, gây tổn thương về hệ thận kinh, dị tật bẩm sinh hay vô sinh. Tuy nhiên điều dễ nhận biết rõ nhất đó chính là tinh dầu thiên nhiên thường mùi rất nhẹ, thoảng. Còn tinh dầu nhân tạo hóa chất mùi nồng và gắt. Nếu cơ thể bạn dễ bị di ứng sẽ “lên tiếng” ngay. Chính vì vậy nên bạn cần phải cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm cho mình nhé. Tốt nhất là bạn có thể tự làm tinh dầu ở nhà theo sự hướng dẫn của các chuyên gia trong lĩnh vực này bạn nhé! 

 

3-loai-tinh-dau-giup-danh-bay-chung-dau-dau-mat-ngu4

 

Ai cũng sử dụng được? 

Đó là những phụ nữ có thai giai đoạn đầu không dùng bất cứ loại tinh dầu nào và giai đoạn sau muốn dùng thì cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ và phải pha chế thật loãng. Những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc sẽ bị nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc thậm chí kích động hay mất định hướng tuyệt đối không được sử dụng. Cần lưu ý một loại tinh dầu không dùng quá 4 tuần và tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không nên dùng quá 6 tháng. Với vết thương hở không nên bôi tinh dầu vào đó hay người có làn da nhạy cảm... Với đối tượng bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu hương thảo, cây bài, cỏ xạ hương, còn với người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu ngọc lan tây, oải hương. Nếu bạn có vấn đề về tuyến tiền liệt tránh dùng tinh dầu thông trong sinh hoạt của mình.

Top
Top