Sỏi thận và cách xử lý viên sỏi bị vỡ trong phẫu thuật

11/05/2022 08:00 GMT+7

Tôi chụp CT thấy 2 viên sỏi ở thận trái. Bác sĩ đã phẫu thuật, nói một viên ở vị trí không lấy được, một viên khi lấy vỡ thành 2 viên. Vậy vị trí sỏi nào không lấy được? Vì sao sỏi bị vỡ? Trường hợp của tôi phải xử lý sao để khỏi bệnh? Cảm ơn bác sĩ (Nguyễn Phương Nam - Bình Dương)

Theo ThS-BS Nguyễn Tân Cương, Trung tâm Tiết niệu thận học - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, trường hợp phẫu thuật này dành cho người bệnh bị sỏi thận phức tạp. Hầu hết các sỏi thận phức tạp là sỏi san hô. Các trường hợp còn lại là sỏi thận nằm rải rác ở các đài thận bị hẹp cổ đài hoặc có suy thận.

Sỏi san hô (hay sỏi struvite) là loại sỏi được hình thành do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, chiếm tỉ lệ khoảng 10-15%. Thành phần của sỏi là hỗn hợp Magnesium Ammonium Phosphate. Sỏi có hình dạng như san hô, từ xoang thận lấp đầy các đài thận. Loại sỏi này phát triển âm thầm trong thời gian dài, không triệu chứng, ít gây giãn nở thận. Khi người bệnh có biểu hiện sốt, đau tức nhiều vùng hông lưng, suy nhược, giảm cân đột ngột, mệt mỏi… là tình trạng đã chuyển biến nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi san hô có thể gây nhiễm khuẩn nặng như thận ứ mủ, áp xe thận, viêm tấy quanh thận, có thể dẫn đến suy thận, sốc nhiễm khuẩn…

Về phương diện điều trị, để tránh nguy cơ biến chứng do sỏi như đã đề cập ở trên, người bệnh cần phải phẫu thuật lấy sạch sỏi trong thận. Có 2 phương pháp phẫu thuật là lấy sỏi thận qua da từ một vết mổ nhỏ ở vùng hông và mổ mở để lấy sỏi thận. Phẫu thuật phức tạp, có nguy cơ chảy máu và mất nhiều thời gian bởi phải lấy được toàn bộ các viên sỏi ở xoang thận và các đài thận. Đôi khi, bác sĩ không thể lấy sạch sỏi do sỏi trong đài thận có cổ đài quá nhỏ.

Một số trường hợp khó như khi có một phần sỏi bị kẹt trong các cổ đài thận nhỏ, bác sĩ phẫu thuật có thể phải cắt viên sỏi ngay phần cổ đài để lấy sỏi trong xoang thận ra trước, phần sỏi còn lại sẽ được lấy ra sau đó. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng nhưng vẫn có một tỉ lệ bị sót sỏi khoảng 10 - 15%.

Sỏi thận và cách xử lý viên sỏi bị vỡ trong phẫu thuật- Ảnh 1.

Các bác sĩ Trung tâm Tiết niệu thận học thực hiện nội soi sỏi thận

Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Với viên sỏi còn lại, bác sĩ có nhiều lựa chọn điều trị dành cho bạn, tùy theo kích thước, vị trí viên sỏi. Người bệnh có thể chọn các phương pháp điều trị sau:

  • Theo dõi và tái khám định kỳ.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Dùng 1 máy tán sỏi phát ra các xung chấn động. Các xung này được định vị và tập trung vào vùng thận có sỏi để phá sỏi thành các mảnh nhỏ có thể di chuyển theo đường tiểu ra ngoài cơ thể.
  • Tán sỏi thận qua da tối thiểu (Mini-PCNL) bằng cách tạo một đường hầm nhỏ 4-5 mm xuyên từ vùng lưng vào thận, qua đó đưa một ống soi vào thận quan sát tìm thấy sỏi, tán sỏi và gắp sỏi ra ngoài.
  • Nội soi ngược dòng tán sỏi laser bằng ống mềm. Phương pháp này dùng một ống soi mềm nhỏ đưa vào đường tiểu để lên niệu quản - thận tiếp cận sỏi và tán sỏi bằng laser. Những mảnh sỏi vỡ nhỏ sẽ từ từ theo đường dẫn tiểu ra ngoài vài tuần hoặc vài tháng sau đó.
Sỏi thận và cách xử lý viên sỏi bị vỡ trong phẫu thuật- Ảnh 2.

ThS-BS Nguyễn Tân Cương tư vấn hướng điều trị phù hợp cho người bệnh đến khám tại trung tâm

Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, BVĐK Tâm Anh, các chuyên gia Tiết niệu phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị phẫu thuật nội soi sỏi thận nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại nhất, các cuộc phẫu thuật đều diễn ra đơn giản, hiệu quả, không đau và bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Khi đó, sỏi thận và những cơn đau bão thận do sỏi không còn là ám ảnh của các người bệnh.

Trung tâm Tiết niệu thận học, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

  • Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hotline: 1800 6858
  • TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, Hotline: 0287 102 6789
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.