Singapore nỗ lực chống nóng

22/09/2023 19:35 GMT+7

Giữa thế giới đang ngày càng nóng lên, Singapore trông giống như ngọn hải đăng trong cuộc chiến chống nóng cho các thành phố. Một mô hình về giải nhiệt đô thị.

Singapore đầy nhà cao tầng. Nhiệt độ tăng khá cao vào mùa hè. Ở trung tâm đất nước nhiệt độ cao hơn 6 độ C so với những khu vực có nhiều cây xanh bóng mát như Mount Faber and Hort Park.

Singapore nỗ lực chống nóng - Ảnh 1.

Sư tử biển, biểu tượng của Singapore

BLOOMBERG

Chuyện ý thức

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tuyên bố biến đổi khí hậu là một vấn đề "sống còn". Trên thực tế, trong 60 năm qua, tốc độ tăng nhiệt ở nước này gấp đôi so với trung bình toàn cầu. Vậy nên phát biểu của ông Lý gần đây là hoàn toàn có cơ sở.

Nhiệt độ tăng cao, không chỉ gây những sự bất tiện như đổ mồ hôi làm bứt rứt, mà còn khiến cho cơ thể mất nước, thận bị hư và nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong. Chuyện chết người từng xảy ra ở những nước ôn đới như Pháp khi có vùng nhiệt độ đô thị lên tới 40 độ C. Ở Ý, mùa hè vừa qua cũng thế.

Như vậy, thách thức của nhiệt độ tăng cao không chỉ giới hạn trong biên giới của Singapore, mà đã vượt ra khỏi địa phận của một quốc gia đơn lẻ. Theo The New York Times, dự báo sẽ có đến hai phần ba dân số thế giới sinh sống trong những khu vực đô thị vào năm 2050.

Singapore nỗ lực chống nóng - Ảnh 2.

Vườn Forest Valley tại sân bay Changi

BLOOMBERG

Trái với nhiều nơi khác, Singapore đang đầu tư mạnh vào việc giải nhiệt. Qua đó, cung cấp những bài học vô giá cho những nước khác. Thật ra, chuyện không có gì phức tạp, vấn đề là có quyết tâm hay không mà thôi.

Một trong những chiến lược hiệu quả nhất là trồng thêm cây cối, chứ không phải chặt bớt để mở rộng đường hay xây nhà cao tầng. Cây cung cấp bóng mát, cho ra cả hơi nước và làm mát tự nhiên cho không khí.

Từ lâu, khi ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền, Singapore đã nỗ lực trồng cây đầy đường. Và gần đây, những tòa nhà đều bị buộc phải thêm nhiều mảng xanh. Việc này, không chỉ tạo thêm bóng mát mà còn giúp giảm việc dùng máy điều hòa không khí.

Nhiệt độ "bầu ướt" nguy hiểm ra sao

Sơn cao ốc

Tốc độ đô thị hóa ở đất nước nhỏ bé Singapore là khá cao. Giờ thì các cao ốc đều bị buộc phải dùng sơn phản quang trên nóc; qua đó tòa nhà sẽ hấp thụ ít nhiệt lượng hơn. Nhờ đó, nhiệt độ các tòa nhà có thể giảm được khoảng 2 độ C. Có thể xem đây là một chiến thuật hiệu quả về giảm chi phí.

Hơn nữa, chính quyền Singapore - hầu như không nhận hối lộ do quan chức được trả lương ổn - còn buộc các nhà thiết kế xây dựng phải đề cao ý thức về việc giúp cho lưu thông không khí trong các tòa nhà. Và cả khu vực lân cận.

Marina Bay, được xem như một thành phố thu nhỏ xây dựng từ con số không vào năm 2007, chẳng thiếu nhà cao tầng nhưng chúng lại chia sẻ nước mát lạnh chảy qua những đường ống cách nhiệt ở phía dưới. Đương nhiên là có nhiều cây xanh. Nhờ vậy, việc tiêu thụ điện cũng giảm xuống bớt và nhiệt độ thường không lên cao, lại giúp giảm thêm chi phí.

Singapore nỗ lực chống nóng - Ảnh 3.

Khu Garden by the Bay tại Singapore

AFP

Ngoài các tòa nhà, những mảng xanh rộng lớn cùng các lối đi xanh cũng đóng vai trò quan trọng. Chúng không chỉ làm mát vùng xung quanh mà còn mang lại những lợi ích khác. Đó là hỗ trợ đa dạng sinh học, tạo thêm khu vui chơi giải trí và phòng ngừa lũ lụt. Và chúng cũng khá hiệu quả về mặt chi phí so với các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

Bên cạnh đó, những nhà thiết kế đô thị và hoạch định chính sách cũng đều thừa nhận thêm rằng việc thiết lập những hành lang xanh như dọc các đường tàu lửa cũng góp phần giảm nhiệt và tạo thêm sân chơi cho cư dân đô thị, thậm chí, giúp cả cho việc chống lụt lội.

Khi thời tiết nóng hơn, kem chống nắng nào hiệu quả?

Nỗ lực của Singapore dường như nhắm tới việc tạo ra một nơi chốn đáng sống hơn cho dân địa phương và người nước ngoài làm việc tại đây. Đồng thời, việc đó thu hút cả những "cổ cồn trắng di động", tức là người làm việc từ xa, xuất hiện nhiều sau đại dịch Covid 19.

Mặt khác, nỗ lực của Singapore cung cấp kinh nghiệm cho những nước hay thành phố - nhiệt đới lẫn ôn đới - đang bị biến đổi khí hậu đe dọa. Những sáng kiến của đất nước nhỏ bé Singapore rõ ràng có thể tạo ra tiếng vang vượt xa phạm vi lãnh thổ và có thể trở thành tác phẩm mẫu mực về việc hướng tới sự bền vững tương lai cho các đô thị.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.