Siêu nhân đứng sau bộ óc nhân tạo AlphaGo

26/03/2016 15:36 GMT+7

Hai năm sau, kể từ khi là một công ty vô danh trở thành trung tâm chú ý của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi Google chi ra 400 triệu bảng Anh để thâu tóm, DeepMind lại đứng đầu các bản tin về công nghệ khi “con đẻ” của DeepMind là Chương trình máy tính AlphaGo đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới với tỉ số 4-1.

Hai năm sau, kể từ khi là một công ty vô danh trở thành trung tâm chú ý của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi Google chi ra 400 triệu bảng Anh để thâu tóm, DeepMind lại đứng đầu các bản tin về công nghệ khi “con đẻ” của DeepMind là Chương trình máy tính AlphaGo đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới với tỉ số 4-1.

Demis Hassabis (trái) và nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Se-DolDemis Hassabis (trái) và nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Se-Dol
Và cha đẻ của AlphaGo cũng “trồi” lên sau 2 năm im hơi lặng tiếng với vị trí mới ở Google.
Người không thích để đầu óc… rảnh
Trước khi 5 trận đấu trí diễn ra ở Seoul giữa kỳ thủ người Hàn Quốc Lee Se-Dol và AlphaGo, “nhiều người dự đoán ít nhất phải 10 năm nữa cột mốc này mới được tạo dựng”, Demis Hassabis trả lời phỏng vấn tờ FT khi AlphaGo dẫn trước Se-Dol 2 trận. “Tôi nghĩ điều này thật tuyệt vời nhưng hãy để lịch sử phán xét”. Một chiến thắng ngoạn mục của AI trong những ván cờ này không phải là đích đến của Hassabis. Và không phải bây giờ mà từ cách đây 6 năm, việc “tạo ra những cỗ máy thông minh siêu việt” đã được xác định là tầm nhìn của Hassabis khi anh sáng lập DeepMind cùng với Mustafa Suleyman và Shane Legg. Suleyman là kỹ sư công nghệ và bạn thời thơ ấu của Hassabis còn Legg là bạn thời sinh viên của Hassabis khi cả hai theo đuổi chương trình tiến sĩ ngành khoa học thần kinh ở Đại học London (University College London).
Là một người thông thái toán học, một nhà vô địch cờ vua thế giới ở tuổi 13, một người lập trình máy tính tài năng, một nhà thiết kế video game với doanh số hàng triệu bảng Anh ở tuổi 17, một nhà khoa học thần kinh, Hassabis khiêm tốn khi nói về khả năng chơi cờ vây của bản thân. Anh cho biết: “Tôi biết chơi cờ vây vừa đủ để có thể hiểu được vẻ đẹp của nó. Cờ vây không phải là thế mạnh của tôi. Tôi cũng không tự mình chơi đối đầu với AlphaGo bởi nó vượt xa khả năng của tôi ngay từ đầu”. Môn cờ xuất phát ở Trung Quốc cách đây 2.500 năm và được chơi bởi 40 triệu người khắp thế giới, trong đó có khoảng 1.000 kỳ thủ chuyên nghiệp được xem là “đất thánh” đối với trí tuệ nhân tạo. Còn nhớ năm 1997, siêu máy tính Deep Blue của Hãng IBM đã đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới lúc đó là Garry Kasparov và điều đó không quá bất ngờ. Ở Deep Blue, các nhà lập trình xây dựng một hệ thống có thể phân tích mọi kết quả của từng bước cờ. Nhưng cờ vây phức tạp hơn nhiều so với cờ vua. Trên một bàn cờ vây tồn tại nhiều cấu hình hơn toàn bộ nguyên tử trong vũ trụ, có quá nhiều thông tin để một siêu máy tính “mạnh” nhất có thể xử lý. Đánh bại một kỳ thủ cờ vây đòi hỏi phải có một đột phá công nghệ mạnh mẽ. Và Hassabis cùng các đồng nghiệp, trước là ở DeepMind và nay là Google - nơi anh giữ chức phó tổng giám đốc công nghệ phụ trách các dự án AI đã làm được.
Để trở thành một doanh nhân thành công nhất nước Anh, Hassabis đã không để một ngày trôi qua hoang phí kể từ năm lên 4 tuổi khi bắt đầu chơi cờ vua. “Tôi quan tâm đến AI và máy tính khi chơi game. Điều đầu tiên tôi làm với tiền thưởng từ một trong số các cuộc thi lớn là mua một máy tính Spectrum. Lúc đó tôi có cảm giác đây là một thiết bị kỳ diệu. Nếu ai đó nhìn chiếc xe hơi như một cỗ máy khuếch đại kỹ năng liên quan đến thân thể của con người thì với tôi, máy tính là cỗ máy làm điều đó với bộ óc”.
Với suy nghĩ rằng đứa con nít nào cũng phải tự tìm hiểu, Hassabis tự mày mò học lập trình qua sách báo. “Chơi game và đánh cờ mang lại cho bạn nhiều kỹ năng có thể áp dụng trong kinh doanh hay ngay cả AI, nhưng tôi chỉ xem đây là thực hành. Nó quá hạn hẹp để tập trung toàn bộ trí óc của bạn vào nó suốt cả cuộc đời”, anh chia sẻ. Đi tìm thách thức - đó là điều luôn tồn tại trong suy nghĩ của Hassabis bởi với cậu học trò này, chuyện học quá dễ dàng. “Tôi học bằng các anh chị vài khóa trước. Việc học với tôi không có gì khó nên tôi lao vào các hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như lập trình game để có thể phát huy tối đa sức làm việc của bộ não”, anh nói.
Là người tự nhận luôn cố gắng thỏa mãn cơn khát thách thức của trí óc, Hassabis cho biết anh rất thích nấu ăn, chơi và xem đá banh nhưng “hiếm khi nào tôi để cả một ngày trôi qua mà không làm điều gì đó mang tính thử thách trí tuệ dù đó là làm việc, chơi cờ hay chơi poker, vì nếu không tôi sẽ chán ngay”.
Siêu nhân đứng sau bộ óc nhân tạo AlphaGo 2
Người lười di chuyển
Sinh ra tại London năm 1976, Hassabis mang trong mình dòng máu “tự do phóng túng” của hai bậc phụ huynh. Mẹ anh là người Singapore gốc Hoa còn cha anh là người Hy Lạp sống trên đảo Cyprus. “Cha tôi làm nhiều nghề khác nhau, trong đó có nhạc sĩ, ca sĩ. Cha mẹ chẳng ai liên quan đến kỹ thuật, điều này thật lạ”, Hassabis cho biết. Cậu con trai tự thân vận động theo kiểu làm những gì cậu thích và rất hiểu nỗi khổ của bậc làm cha mẹ: “Hẳn cha mẹ tôi từng khó khăn khi không hiểu phải làm gì với tôi lúc đó. Tôi nghĩ mình nên tập trung chơi cờ vua bởi đó vừa thứ tôi giỏi vừa là điều mà cha mẹ có thể hiểu được”.
Bởi vậy Hassabis không ngạc nhiên lắm khi một ngày đẹp trời năm 2014, anh nhận được email đề nghị gặp mặt về vụ mua bán 400 triệu bảng Anh từ hai nhà sáng lập Google, trong khi DeepMind Technologies là cái tên chưa từng được nhắc đến trong giới công nghệ. Hassibis hiểu anh muốn gì và biết cách để người khác hiểu mình. Và anh hiểu anh sinh ra, lớn lên ở London thì cũng sẽ thành danh ở quê hương chứ không việc gì phải đến Thung lũng Silcon. Người đàn ông đang sống hạnh phúc cùng vợ là nhà sinh học và 2 cậu con trai nhỏ tin rằng: “Thật hay khi cho cả thế giới thấy rằng London và nước Anh có thể tạo ra công nghệ hấp dẫn và đứng hàng đầu trong các lĩnh vực thế mạnh. Đâu phải điều gì cũng gói gọn ở Silicon hay New York. Mọi thứ đang diễn ra ngay đây. Tôi là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở bắc London. Chả có lý do gì để chuyển đi cả”, Hassabis hào hứng nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.