Rừng xanh lên tiếng tại Festival Huế

Cùng với nhiều chương trình nghệ thuật, tại Festival Huế 2016, lần đầu tiên còn có nhiều chương trình triển lãm về lan, Sao la... thu hút người xem

Triển lãm lần đầu tiên đã công bố những bức ảnh tư liệu quý về quá trình phát hiện Sao la trong tự nhiên ở VN; mô hình tượng Sao la được phục dựng đặt trong vô số bẫy, súng, phương tiện săn bắt của con người… khiến loài thú quý hiếm này đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.

Diễn thời trang ở đình làng 300 năm tuổi

Tối 2.5, chương trình nghệ thuật Huế dịu dàng - Về miền Hương Ngự có đêm diễn đầu tiên trong khuôn khổ Festival Huế 2016 tại đình làng cổ Kim Long (tọa lạc tại số 108 Kim Long, TP.Huế).

Sao la (Pseudoryx nghetinbensis) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1992 tại vùng núi Vũ Quang (Hà Tĩnh). Năm 1996, tại Nam Đông, A Lưới, Hương Trà, Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế) nhiều mẫu vật của loài động vật quý hiếm này đã được tìm thấy. Tháng 1.1998, lần đầu tiên loài vật này được ghi nhận đầy đủ “bằng xương bằng thịt” từ một con Sao la đực trọng lượng 52 kg, bị chó nhà săn đuổi từ núi Rệ chạy lạc về tới thôn Hộ (xã Dương Hòa, TX.Hương Thủy)... sau đó đã chết, được lưu giữ dưới dạng mẫu vật tại Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế.
Ngày 28.5.1998, một số em học sinh thuộc xã A Roàng (H.A Lưới) trên đường đi thăm bẫy bắt được thêm một chú Sao la cái đang mang thai, có trọng lượng từ 70-80 kg. Sau khi đã ghi nhận toàn bộ hình ảnh, đoàn công tác đã quyết định thả chú Sao la về lại với thiên nhiên. Ngày 6.8.1999, anh Nguyễn Văn Hinh (ở thôn 4, xã Hồng Tiến, TX.Hương Trà) đã bắt được thêm một Sao la con (chưa rụng rốn) có trọng lượng khoảng 8-10 kg, trong khi đi làm mây tại bản Bụt (xã Hương Nguyên cũ).
Sau khi tiếp nhận, Chi cục Kiểm lâm đã chuyển giao chú Sao la trên cho Vườn quốc gia Bạch Mã. Chính con Sao la này đã được Viện Công nghệ sinh học (Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) lấy mẫu để phục vụ nghiên cứu. Những phát hiện về Sao la gây kinh ngạc cho giới nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên trên toàn thế giới, bởi đây là loài động vật hoang dã được phát hiện mới trong thập niên cuối của thế kỷ 20.
Sau 15 năm kể từ lần cuối cùng loài thú này được nhìn thấy trong tự nhiên, ngày 9.7.2013, hệ thống máy bẫy ảnh cảm biến do WWF và Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam lắp đặt trong rừng tự nhiên đã ghi lại được hình ảnh Sao la. Bằng chứng này, khẳng định Sao la vẫn còn trong tự nhiên, nhưng đang là nhóm động vật hoang dã đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao. Cuộc triển lãm nhằm kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ Sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Hội ngộ phong lan 3 miền
Ngày 29.4, lần đầu tiên các loài hoa phong lan ba miền có dịp hội ngộ trong không gian cảnh quan vườn Cơ Hạ (vườn Thượng Uyển xưa, Đại nội Huế) với hơn 1.000 giò phong lan khoe sắc. Người xem như lạc vào thế giới phong lan muôn màu muôn vẻ, với đủ các kiểu dáng, mùi hương… Bên cạnh các loài phong lan phổ biến hiện nay như hồ điệp, vũ nữ hay dã hạc, còn có những loài phong lan quý đặc trưng của các vùng miền như ý thảo thiên cung, trầm lá biên vàng, sơn thủy tiên, hoàng thảo xoắn… Đây là những giò lan của 51 nghệ nhân đến từ một số tỉnh, thành như Hà Nội, Điện Biên, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, TP.HCM…
Ngoài ra, khu vườn còn có 240 tác phẩm cây kiểng nghệ thuật đặc sắc của 69 nghệ nhân của CLB Cây kiểng Thừa Thiên-Huế. Sự kết hợp của không gian cảnh quan thơ mộng của vườn Cơ Hạ và sắc màu rực rỡ của các loài phong lan ba miền với đầy đủ sắc hương cùng các loài cây kiểng đẹp của các nghệ nhân xứ Huế đã làm cho cảnh sắc khu vườn thêm sống động, phong phú và đặc sắc. Du khách mãn nhãn và thích thú chiêm ngưỡng thế giới phong lan và cây kiểng giữa không gian yên bình của vườn Cơ Hạ.
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, triển lãm phong lan quý từ ba miền lần này tại vườn Cơ Hạ nhằm gợi lại vẻ đẹp xưa, đồng thời phát huy giá trị không gian riêng có của một khu vườn Thượng uyển thời xưa hiếm hoi còn sót lại...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.