Rạp 'hàng không mẫu hạm' 1.200 ghế của đại gia Nguyễn Văn Hảo

26/06/2015 05:39 GMT+7

(TNO) Khoảng đầu những năm 1940, ông Nguyễn Văn Hảo mua đất để xúc tiến xây dựng rạp Nguyễn Văn Hảo. Mặt tiền của rạp hướng về đường Galliéni (nay ở số 30 Trần Hưng Đạo), một con đường tráng nhựa rộng lớn và huyết mạch từ Sài Gòn đi Chợ Lớn. Cửa hậu của rạp Nguyễn Văn Hảo trổ ra đường Bùi Viện.

(TNO) Khoảng đầu những năm 1940, ông Nguyễn Văn Hảo mua đất để xúc tiến xây dựng rạp Nguyễn Văn Hảo. Mặt tiền của rạp hướng về đường Galliéni (nay ở số 30 Trần Hưng Đạo), một con đường tráng nhựa rộng lớn và huyết mạch từ Sài Gòn đi Chợ Lớn. Cửa hậu của rạp Nguyễn Văn Hảo trổ ra đường Bùi Viện.

Rạp hát Nguyễn Văn Hảo nay đổi tên thành rạp Công Nhân ở số 30 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM

Rạp Nguyễn Văn Hảo có ba tầng khán phòng. Tổng cộng số ghế cho khán giả trong rạp là 1.200 ghế, chưa kể ghế súp đặt dọc theo đường đi khi gánh hát bán hết vé chính thức. Đây là rạp hát có nhiều số ghế nhất ở Sài Gòn nên được các nghệ sĩ ví như thánh đường cải lương và gọi là “hàng không mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo.

Lầu ba dành cho khán giả hạng ba có 300 ghế. Ghế ở lầu ba được đóng bằng ván dài, trên một cái dàn gỗ, ghế được đóng từng hàng từ thấp lên cao như ghế băng trong các rạp xiếc. Lầu hai dành cho khán giả hạng nhì và hạng nhất gồm 400 ghế bọc nệm da đỏ có lưng dựa. Tầng trệt có 500 ghế bọc nệm da đỏ, dành cho khán giả thượng hạng và hạng nhất.

Clip rạp Công Nhân

Thời vàng son cải lương của rạp Nguyễn Văn Hảo kéo dài chừng 30 năm. Đến năm 1970, ông Hảo cho ông Nguyễn Văn Đối mướn lại rạp sửa sang một số công năng để làm rạp... chiếu bóng. Bộ phim đầu tiên chiếu tại rạp chiếu bóng Nguyễn Văn Hảo là Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, tiếp theo là Thích ca đắc đạo... Từ đó, rạp mang tên là “Ciné Nguyễn Văn Hảo” cho đến sau năm 1975 đổi tên là rạp Công Nhân như tên gọi bây giờ.

Một số hình ảnh về rạp hát một thời được coi là "hàng không mẫu hạm":
Cửa đi vào vào rạp hát
Phòng bán vé
Sân khấu nhìn từ cửa ra vào
Sân khấu nhìn từ sảnh trên lầu
Hàng ghế ở sảnh trên lầu
Hàng ghế bọc da ở sảnh phía dưới. Trước năm 1975, các hàng ghế này chỉ dành cho khách VIP
Phòng kỹ thuật của rạp hát
Hành lang ở hai bên hông rạp hát
Hơn 70 năm tồn tại, lại ít được tu bổ nên phần lớn nội thất của rạp đã xuống cấp, trong ảnh là nhà vệ sinh phía trong rạp hát
Băng rôn giới thiệu những nghệ sĩ biểu diễn ở rạp
Vẫn có nhiều đoàn nghệ thuật biểu diễn ở rạp
Bàn thờ tổ nghề nằm phía sau sân khấu chính
Đạo cụ biểu diễn
Trang phục dành cho diễn viên
Bảng điều khiển màn, ánh sáng nằm bên cánh gà
Phía sau rạp hát giáp với đường Bùi Viện gần với phố Tây
Do sức chứa lớn nên nơi đây diễn ra những dịp mít tinh quan trọng của người dân Sài Gòn trước năm 1975
Phía trước rạp hát, con cháu của ông Nguyễn Văn Hảo vẫn mưu sinh bằng cách bán nước, cà phê
Bên cạnh rạp, ông Hảo xây cất 10 dãy phố nhà lầu cho thuê. Sau năm 1975, số dãy lầu này thuộc quyền sở hữu của nhà nước và hiện được sang nhượng cho nhiều người
Sau năm 1975, rạp hát Nguyễn Văn Hảo được đổi tên thành rạp Công Nhân cho đến bây giờ
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.