Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục: Chưa 'đủ đô' cho phụ nữ, đàn ông chống xâm hại!

26/05/2015 20:33 GMT+7

(TNO) Nhiều luật sư cho rằng bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục (QRTD) chỉ khuyến khích chứ không có tính chất bắt buộc. Do vậy, những quy định mơ hồ, chế tài không đủ mạnh sẽ không giúp ích cho các nạn nhân lỡ bị quấy rối tình dục nơi công sở, nơi làm việc.

(TNO) Nhiều luật sư cho rằng bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục (QRTD) chỉ khuyến khích chứ không có tính chất bắt buộc. Do vậy, những quy định mơ hồ, chế tài không đủ mạnh sẽ không giúp được các nạn nhân lỡ bị quấy rối tình dục nơi công sở, nơi làm việc.

Quy định còn mơ hồ nên chưa phân biệt giới hạn của việc quấy rối tình dục - Ảnh: Độc LậpQuy định còn mơ hồ nên chưa phân biệt giới hạn của việc quấy rối tình dục - Ảnh: Độc Lập
Theo phân tích của các chuyên gia, luật sư bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục có thể chỉ là văn bản trên bàn giấy và nạn nhân bị quấy rối tình dục nơi làm việc nhiều khả năng sẽ tiếp tục ngậm đắng nuốt cay chịu đựng.
Quy định “mơ hồ”, chế tài chưa… đủ "đô"
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết: “Phần lớn các nạn nhân bị quấy rối tình dục ở Việt Nam là nữ (78,2%) và độ tuổi từ 18 đến 30 thường bị quấy rối nhiều nhất (thống kê từ Tổ chức Lao động thế giới ILO). Nhưng nạn nhân thường cho việc này nhạy cảm, khó nói, sợ mất việc, bị đàm tiếu nên ít chia sẻ và đành cam chịu”.
"Ở Việt Nam, khi xảy ra quấy rối tình dục, yêu cầu phải có người làm chứng, có camera ghi lại mới được xem là chứng cứ. Khó khăn hơn cả là việc thi hành, hướng dẫn các điều luật vẫn còn mơ hồ, chế tài chưa đủ 'đô' đã làm câu chuyện trở nên phức tạp", luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết.
Luật sư Hậu cho biết thêm, trong Luật lao động, Luật hình sự (điều 121) có quy định nhưng vẫn chưa có hướng dẫn thi hành. Luật ban hành phải chờ Nghị định từ Chính phủ, Thông tư hướng dẫn từ Bộ LĐ-TB-XH.
Trong khi các nước như Mỹ, Đức, quy định rất rõ ràng từ khái niệm đến từng khung chế tài. Nếu một người bị tố cáo là quấy rối tình dục vừa bị phạt tù, phạt tiền. Gần chúng ta nhất là Malaysia phạt tù cao nhất là 5 năm và tiền đối với người quấy rối tình dục; Philippines phạt tù từ 1 đến 6 tháng và 200 - 400 USD tiền phat. Đồng thời các nước còn có các tổ chức, hiệp hội bảo vệ những người bị quấy rối tình dục.
Luật sư Phạm Tấn Thuấn chia sẻ thêm: “Phương Tây có những vụ kiện để nhằm lấy tiền bồi thường vì khoản bồi thường khi thắng kiện rất lớn. Còn ở Việt Nam, luật pháp được ban hành nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và xử lý người vi phạm, nên chuyện nhận tiền bồi thường là rất hiếm”.
Bộ quy tắc không phải luật
Khi tiếp cận đến các doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ người lao động trước vấn nạn quấy rối tình dục nơi làm việc, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm, thậm chí khá ngạc nhiên với vấn đề này.
Anh Trương Quang Nhàn, nhân viên pháp chế của Công ty cổ phần ôtô Hoàn Cầu cho biết: “Hiện tại công ty chỉ ban hành nội quy làm việc, vẫn chưa đưa các quy định về quấy rối tình dục nơi làm việc. Công ty vẫn còn thụ động với văn bản pháp luật. Mặt khác, lãnh đạo công ty chỉ quan tâm đến môi trường làm việc làm sao đạt năng suất. Sắp tới chúng tôi sẽ đề xuất thêm nhằm xây dựng nội quy chống quấy rối tình dục nơi làm việc để tăng tính chuyên nghiệp và bảo vệ nhân viên”.
Bộ quy tắc chỉ khuyến khích thay đổi ở mặt nhận thức, không có tính khả thi – Ảnh: Độc LậpBộ quy tắc chỉ khuyến khích thay đổi ở mặt nhận thức, không có tính khả thi – Ảnh: Độc Lập
Luật sư Hậu và Thuấn đều cho rằng bộ quy tắc ứng xử không phải là luật. Nó đề ra chỉ khuyến khích thực hiện chứ không có bắt buộc. Chính vì vậy, các cơ quan, nơi sử dụng lao động không thực hiện thì cũng không ảnh hưởng gì, không bị chế tài. Vì thế, tính thực thi chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao. Có thể bộ quy tắc sẽ “nằm yên” trên giấy, không có tính thực tế.
"Từ những cách ứng xử giữa con người với nhau sẽ tạo thành một chuẩn mực đạo đức, đạo lý. Từ đó, các chuẩn mực đạo đức sẽ nâng lên thành các quy phạm pháp luật", luật sư Phạm Tấn Thuấn nói thêm.
Còn luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng: “Chúng ta cần phải lấy ý kiến của người bị quấy rối, tạo thành những diễn đàn tham vấn, từ thực tiễn mới tạo thành những hành lang pháp lý đưa vào luật mới thực thi hiệu quả”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.