Quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn nhiều bất cập

Mạnh Cường
Mạnh Cường
01/07/2022 15:31 GMT+7

Đó là nhận định của ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị , Trưởng ban Kinh tế T.Ư, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW, tại tọa đàm khoa học “Liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới".

Chiều 1.7, tại Quảng Nam, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức tọa đàm khoa học “Liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới".

"Cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau có lợi"

Tham dự và chủ trì tọa đàm có ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết.

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, phát biểu mở đầu hội nghị

mạnh cường

Mục tiêu của Chính phủ là xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững; là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây…

Phát biểu mở đầu hội nghị, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết, việc tổ chức tọa đàm lần này là cơ hội để cùng nhau trao đổi, thảo luận các vấn đề cần quan tâm trong liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy liên kết, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đi đúng hướng, thực sự trở thành vùng động lực, đầu tàu kinh tế mạnh, có sức lan tỏa lớn cho cả Vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và cả nước.

“Tọa đàm lần này là cơ hội rất tốt để chúng tôi được tiếp cận thêm nhiều thông tin hữu ích, lĩnh hội những ý kiến tâm huyết từ các chuyên gia, nhà khoa học, giúp Quảng Nam nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức để tận dụng, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh trong định hướng phát triển toàn diện, phấn đấu trở thành đầu mối, “trạm trung chuyển quốc tế” đi các nước trên thế giới của khu vực và cả nước trong thời gian đến”, ông Cường khẳng định.

Chưa đáp ứng được kỳ vọng

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư, cho hay trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của T.Ư, đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước.

Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang gặp phải nhiều tồn tại, hạn chế như: Tăng trưởng kinh tế còn thiếu ổn định, quy mô kinh tế còn nhỏ, khoảng cách phát triển giữa các địa phương gia tăng nhất là mật độ kinh tế, quy hoạch phát triển còn nhiều bất cập.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư, phát biểu tại hội nghị

mạnh cường

Vai trò hạt nhân của TP.Đà Nẵng chưa cao; tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển, nhất là tài nguyên biển.

Đặc biệt là cơ chế điều phối, liên kết phát triển vùng đã được ban hành (như Ban chỉ đạo, Hội đồng vùng...) nhưng chưa mang lại nhiều kết quả do thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương, xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng; lợi thế cấp vùng của nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị cần tập trung thảo luận để làm rõ được tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng; làm rõ hơn về xu hướng tất yếu và lợi ích của các địa phương khi tăng cường liên kết phát triển vùng, nhất là trong bối cảnh nhiều xu thế kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Mặt khác, cần phân tích, đánh giá các kinh nghiệm, mô hình quốc tế về liên kết phát triển vùng để vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp vào phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, đặc biệt là về thể chế, chính sách và mô hình quản lý, bộ máy.

Ngoài ra, tập trung làm rõ về thuận lợi, khó khăn, các vấn đề đặt ra trong liên kết vùng về các ngành, lĩnh vực có lợi thế, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, phát triển đô thị; phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.