Phương thức xét tuyển nào có tỷ lệ chọi cao nhất?

07/05/2024 15:25 GMT+7

Phần 2 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Chọn ngành học cho tương lai: Chiến thuật lựa chọn các phương thức tuyển sinh sớm để tăng cơ hội trúng tuyển' do Báo Thanh Niên tổ chức diễn ra vào lúc 15 giờ 30 chiều nay 7.5.

Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến “Chọn ngành học cho tương lai: Chiến thuật lựa chọn các phương thức tuyển sinh sớm để tăng cơ hội trúng tuyển” sẽ mang đến cho thí sinh những thông tin bổ ích trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển.

Chương trình được phát trực tuyến tại các nền tảng: website thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, kênh của Báo Thanh Niên trên YouTube và TikTok.

https://www.youtube.com/watch?v=kS6Qd47ZJyU

Tại đây, đại diện các trường ĐH sẽ chia sẻ về những phương thức xét tuyển đang được sử dụng tại trường mình năm 2024 và chỉ tiêu của từng phương thức. Bên cạnh đó là thông tin phương thức nào được thí sinh lựa chọn nhiều nhất và có tỷ lệ chọi cao nhất.

Các chuyên gia cũng sẽ lý giải về việc tại sao thí sinh được tạo cơ hội tối đa bằng cách có thể sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển, thế nhưng trong những năm qua vẫn có những thí sinh không trúng tuyển vào đúng ngành học, trường học mình mong muốn.

Học sinh lớp 12 đang trong giai đoạn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây cũng là thời điểm nhiều trường công bố xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm.

Học sinh lớp 12 đang trong giai đoạn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây cũng là thời điểm nhiều trường công bố xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm.

NHẬT THỊNH

Bên cạnh đó, đại diện các trường ĐH sẽ giải đáp rất nhiều thắc mắc xung quanh việc lựa chọn phương thức xét tuyển trong giai đoạn hiện nay: Vì sao các trường chia thành nhiều đợt xét tuyển? Mỗi đợt xét tuyển sẽ có chỉ tiêu và điểm chuẩn khác nhau? Càng về sau có phải chỉ tiêu càng ít đi?...

Các chuyên gia tham dự đợt 2 chương trình tư vấn tại Báo Thanh Niên chiều nay

Các chuyên gia tham dự đợt 2 chương trình tư vấn tại Báo Thanh Niên chiều nay

LÊ THANH HẢI

Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên quan trọng về “chiến thuật” chọn phương thức xét tuyển sớm để chắc suất vào ĐH, giảm áp lực lên kỳ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6.

Tham gia tư vấn tại chương trình có các khách mời:

Những lưu ý chọn phương thức xét tuyển 

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing

Thạc sĩ Lưu Thị Lan Phương, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến thông tin, năm nay trường nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ theo 4 hình thức.

Hình thức 1: Tổng điểm trung bình tổ hợp 3 môn xét tuyển trong 5 học kỳ (HK) - gồm 2 HK lớp 10 + 2 HK lớp 11+ HK1 lớp 12 + điểm ưu tiên khu vực (nếu có) - đạt từ 18 điểm trở lên.

Hình thức 2: Tổng điểm trung bình tổ hợp 3 môn xét tuyển trong 3 HK - gồm 2 HK lớp 11 + HK 1 lớp 12 + điểm ưu tiên khu vực (nếu có) - đạt từ 18 điểm trở lên.

Hình thức 3: Tổng điểm trung bình tổ hợp 3 môn xét tuyển trong 2 HK - gồm HK 1 lớp 12 + HK 2 lớp 12 + điểm ưu tiên khu vực (nếu có) - đạt từ 18 điểm trở lên.

Hình thức 4: Tổng điểm trung bình chung năm lớp 12 đạt từ 6 điểm trở lên.

Đối với ngành thanh nhạc và piano, trường xét tuyển môn văn đạt từ 5 điểm cho hình thức 1, 2, 3 và tham dự kỳ thi riêng do trường tổ chức gồm môn cơ sở và chuyên ngành. Ðiểm xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp 3 môn xét tuyển, không nhân hệ số và áp dụng cho diện HSPT-KV3.

Với ngành sức khỏe, điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển đạt 19.5 điểm và xếp học lực lớp 12 đạt loại khá.

Vào ngày 25.4, trường công bố kết quả xét tuyển sớm có điều kiện đợt 1 và đang tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho biết năm nay nhà trường xét tuyển theo 6 phương thức gồm: Phương thức 1 tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; phương thức 2 xét tuyển học sinh có kết quả học tập THPT tốt; phương thức 3 xét tuyển kết quả học tập THPT theo tổ hợp môn; phương thức 4 xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM; phương thức 5 xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào trên máy tính (V-SAT) phục vụ tuyển sinh năm 2024 của các trường tham gia ký kết với Trường ĐH Tài chính-Marketing; phương thức 6 xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trường đang nhận hồ sơ xét tuyển sớm theo phương thức 2 và 3.

Thạc sĩ Trần Văn Trắng, Phó phòng Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, thông tin nhà trường đang nhận hồ sơ xét tuyển sớm dựa vào kết quả học tập THPT. Theo đó, thí sinh cần tốt nghiệp THPT; xếp loại hạnh kiểm HK 1 lớp 12 từ khá trở lên; tổng điểm trung bình chung 3 HK (2 HK lớp 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 6 trở lên. Tổng điểm 3 môn tổ hợp xét tuyển HK 1 lớp 12 từ 18 điểm trở lên. Tuy nhiên, thí sinh lưu ý 18 điểm là điểm đủ điều kiện nộp hồ sơ, chứ không phải điểm trúng tuyển.

Thạc sĩ Trần Văn Trắng, Phó phòng tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn

Thạc sĩ Trần Văn Trắng, Phó phòng tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ bằng xét tuyển sớm nhưng có những thí sinh vẫn mong muốn chỉ xét tuyển bằng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này có thể xuất phát từ tâm lý xem trọng kỳ thi tốt nghiệp THPT, cảm thấy tự hào hơn khi vào ĐH bằng kỳ thi mình dành nhiều tâm sức hơn. Nhưng qua các năm gần đây, thí sinh thay đổi theo hướng không nhất thiết chỉ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Xu hướng này thể hiện qua tỷ lệ thí sinh trúng tuyển bằng xét tuyển sớm vào các trường nhiều hơn.

Hiện có nhiều căn cứ đánh giá năng lực học tập bậc THPT của học sinh: kết quả học bạ THPT, kỳ thi đánh giá năng lực… Dù trúng tuyển phương thức nào, thí sinh cũng hưởng quyền lợi người học giống nhau. Thí sinh phải xác định rõ mục tiêu cuối cùng của mình là gì, trúng tuyển ngành học mình mong muốn. Việc xét tuyển bằng phương thức khác nhau chỉ là các cánh cửa khác nhau để đạt được mục tiêu. Vì vậy, thí sinh cần sử dụng cách thức phù hợp nhất, thuận tiện nhất.

Nhiều cánh cửa mở ra cho thí sinh

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng lưu ý, thực tế cho thấy có những thí sinh chỉ sử dụng 1 phương thức xét tuyển vào 1 ngành của 1 trường. Nhưng không may rằng, khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT, những thí sinh này không đậu vào nguyện vọng mong muốn. Ở thời điểm đó, các em không thể xét tuyển sớm mà phải chờ đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường đều có đợt xét tuyển bổ sung và nếu xét tuyển bổ sung thì chỉ tiêu cũng không nhiều. Do đó, tất cả phương thức xét tuyển đều là cánh cửa mở, thí sinh đừng để rơi vào tình trạng từng xảy ra như các năm trước - chỉ xét tuyển vào 1 ngành 1 phương thức nhưng không trúng tuyển.

Thạc sĩ Lưu Thị Lan Phương, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến

Thạc sĩ Lưu Thị Lan Phương, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến

Thạc sĩ Lưu Thị Lan Phương lưu ý, phương thức xét tuyển sớm là cách để giảm áp lực cho thí sinh trong xét tuyển. Nhưng khi nhận được kết quả xét tuyển sớm, thí sinh vẫn cần chú ý những khung thời gian và thực hiện các bước trong quy trình xét tuyển của Bộ GD-ĐT để thực sự trúng tuyển.

Thạc sĩ Trần Văn Trắng nhấn mạnh không thể nói xét tuyển sớm là "không chính thức". Khi xây dựng đề án tuyển sinh, các trường xây dựng phương thức xét tuyển phù hợp với trường mình. Mỗi phương thức có chỉ tiêu, điểm nhận hồ sơ, điểm chuẩn khác nhau. Các phương thức khác nhau nhưng cùng hướng đến mục tiêu xét được thí sinh tốt nhất vào ngành, trường.

"Tôi xin gửi gắm thêm với các bậc phụ huynh và thí sinh rằng đừng quá quan trọng hóa việc chọn phương thức xét tuyển nào. Thí sinh trúng tuyển bằng bất kỳ phương thức nào cũng trở thành tân sinh viên và được hưởng đầy đủ các quyền lợi người học như nhau", thạc sĩ Trắng chia sẻ.

Bạn đọc có thể vào ĐÂY để xem lại phần 1 của chương trình. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.