Phụng dưỡng 'người dưng'

13/06/2021 07:12 GMT+7

14 năm qua, bà Nguyễn Thị Yến (59 tuổi, ở P.Phổ Ninh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã âm thầm phụng dưỡng cụ Tô Thị Trinh (93 tuổi, Mẹ Việt Nam anh hùng ) ở cùng xóm, dù không phải bà con thân thích.

Thương mẹ nên mới tận tâm

Trước Tết Tân Sửu 2021, đoàn công tác của TP.HCM đã về thăm, chúc tết Mẹ Việt Nam anh hùng Tô Thị Trinh ở tổ dân phố An Trường, P.Phổ Ninh. Đoàn công tác hơi ngạc nhiên, vì mẹ đã cao tuổi nhưng da dẻ hồng hào, khá minh mẫn, hỏi nói rành rọt. Mẹ Trinh móm mém: “Khỏe như vầy là nhờ con Yến nó nuôi, động viên hằng ngày. Nhờ con Yến mà mẹ mới sống được đến nay”.
Bà Trần Thị Hội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN P.Phổ Ninh, chia sẻ có lần dạm hỏi ý kiến mẹ Trinh, muốn đưa mẹ vào Trung tâm chăm sóc người có công để phụng dưỡng, nhưng mẹ nhất quyết không chịu. Mẹ chỉ chịu mỗi bà Yến chăm sóc, phụng dưỡng. “Người tốt không hiếm, nhưng tốt như chị Yến thì không phải ở đâu cũng có được”, bà Hội nói
“Chị Yến là con mẹ à?”, có người hỏi. Anh cán bộ địa phương giải thích: “Mẹ Trinh có một người con trai đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Còn chị Yến là hàng xóm, không có bà con quyến thuộc gì”.
Trong câu chuyện hôm ấy, mẹ Trinh nói có lúc cũng ngắt quãng, song luôn nhắc về “con Yến” một cách trìu mến, như nói với con gái mình đứt ruột đẻ ra. Tình cảm yêu thương đó không phải ngày một ngày hai, mà là qua nhiều năm sớm tối vun vén, bồi đắp giữa mẹ Trinh và bà Yến.
Một thời gian sau, chúng tôi quay lại ngôi nhà của mẹ Trinh. Căn nhà nhỏ của mẹ trước cánh đồng lúa vàng bạt ngàn, gió trưa hè lao xao. Trong vườn, cây cỏ được dọn dẹp sạch sẽ. Hôm đó, phía sau trong căn bếp nhỏ, chúng tôi thấy bà Yến đang nấu ăn, chuẩn bị bữa cơm trưa cho mẹ Trinh. Nắng, nóng phả hâm người, bà Yến mồ hôi chảy từng dòng xuôi trên khuôn mặt phúc hậu.
Bữa trưa được bà Yến bưng lên nhà cho mẹ Trinh. Nghe tiếng chân người bước vào phòng, khuôn mặt mẹ Trinh tươi hẳn: “Yến hả con!”. Mẹ bảo chị Yến đỡ mình ngồi dậy cho đỡ mỏi lưng. “Mẹ già, côi cút một mình. Có ai đến thăm, cụ vui lắm. Tôi thường xuyên túc trực. Ngày tôi lo cơm nước, săn sóc mẹ. Đêm về ngủ với mẹ, để cụ yên tâm, sợ khi trái gió trở trời”, bà Yến một tay bón từng miếng ăn cho mẹ Trinh, vừa trò chuyện.
Xong bữa cơm hôm ấy, mẹ Trinh kể chuyện, rằng người con trai duy nhất của mẹ là Huỳnh Đoàn Nguyên, đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. “Nó tuổi Sửu. Nếu còn sống thì năm nay đã 70 tuổi rồi. 19 tuổi nó cầm súng đánh giặc, được hơn hai năm sau thì hy sinh. Tuổi già không còn chồng con bên cạnh, người thân nhất là em trai của tôi cũng làm việc và sinh sống ở TP.HCM. May bầu bạn, chăm sóc hằng ngày có con Yến. Tuổi xế chiều vui hẳn ra. Mẹ cảm ơn con, Yến! Vì con đã ở đây với mẹ”, mẹ Trinh nói, âu yếm nhìn bà Yến.
Ngoài số tiền được nhà nước trợ cấp theo quy định, mẹ Trinh còn được Công ty cao su Kon Tum nhận phụng dưỡng với số tiền 1,5 triệu đồng/tháng. Kinh phí trợ cấp cho mẹ đầy đủ, nhưng riêng chuyện tìm người chăm sóc hằng ngày cho mẹ luôn là nỗi trăn trở của những người làm công tác đền ơn đáp nghĩa. Trước bà Yến, đã có bốn người nhận chăm sóc mẹ, tuy nhiên người lâu nhất gắn bó được hai năm, ít nhất một tháng. Việc chăm sóc người lớn tuổi không nặng nhưng nhọc, bởi răng mẹ rụng hết. Mỗi bữa cơm, phải ngồi đút từng miếng, mất khoảng 90 phút mới xong bữa ăn.
Bà Yến thổ lộ, đã biết trước điều này, nhưng vì mẹ côi cút, thương quá mới chăm sóc mẹ đến giờ. “Tôi với mẹ không phải họ hàng thân thích, nhưng gắn bó với nhau suốt một thời gian dài, nên tôi thương mẹ và mẹ cũng thương tôi, có chuyện gì cũng tâm sự cùng nhau. Người già rất nhạy cảm, nên mình phải tâm lý, dỗ dành từng chút một, như chăm con trẻ vậy, thì mẹ mới yên lòng”, bà Yến nói.

14 năm tình người

Nhà bà Yến cách nhà mẹ Trinh chừng 100 m, nên biết rõ hoàn cảnh của mẹ. Cách đây khoảng 14 năm, thấy những người nhận chăm sóc mẹ lần lượt rời đi, biết bà Yến thương mẹ Trinh, chính quyền và bà con lối xóm “nói vào”, động viên bà Yến đến chăm sóc mẹ. Từ đó, bà Yến đến làm con gái của mẹ Trinh.

Trao thư khen của Chủ tịch nước cho “Cụ ông 100 tuổi giúp đời không mệt mỏi”

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc trao thư khen của Chủ tịch nước cho cụ Trần Cang

Ảnh: Trần Thanh Phong

Ngày 11.6, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ trao thư khen của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho cụ Trần Cang - nhân vật trong bài Cụ ông 100 tuổi giúp đời không mệt mỏi (đăng trên Chuyên mục Sống đẹp Báo Thanh Niên ngày 16.5.2021) về công tác từ thiện xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.
Tại buổi lễ, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đã trao thư khen của Chủ tịch nước và bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho cụ Trần Cang. Đồng thời biểu dương cụ với những việc làm tích cực, nghĩa cử cao đẹp, đã góp phần hỗ trợ hàng nghìn người nghèo khó, neo đơn, hoạn nạn, gặp rủi ro, bệnh tật có cuộc sống tốt hơn.
Trong thư khen, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Cụ Trần Cang đã vận động số tiền hơn 17 tỉ đồng và chủ động phối hợp với Ủy ban MTTQ VN, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học và chính quyền địa phương giúp đỡ, hỗ trợ được 4.582 lượt người già cô đơn, người nghèo, người mắc bệnh hiểm nghèo gặp khó khăn, gia đình bị thiên tai hỏa hoạn, học sinh nghèo hiếu học. Đặc biệt là đã giúp trên 2.000 hộ gia đình khó khăn và 500 người cao tuổi mổ mắt, nuôi hơn 100 cụ già cô đơn cùng nhiều việc làm có ý nghĩa khác. Những việc làm của cụ tiêu biểu cho hàng nghìn việc làm tốt đẹp của người cao tuổi đã và đang âm thầm diễn ra hằng ngày trên đất nước ta, giúp thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm đẹp thêm hình ảnh người cao tuổi VN, gương sáng và chỗ dựa tinh thần cho thế hệ trẻ học tập, noi theo”.
Nhận thư khen, cụ Trần Cang xúc động bày tỏ: “Tôi rất vui khi nhận được thư khen của Chủ tịch nước. Tôi làm những việc này một phần là đóng góp cho xã hội, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn vượt lên trong cuộc sống, yên vui để sống, mặt khác cũng là tạo niềm vui cho bản thân mình. Ngày nào còn khỏe mạnh, tôi vẫn còn tiếp tục làm công tác xã hội từ thiện”.
Trần Thanh Phong
Mẹ Trinh bảo, giọt máu duy nhất của mình đã nằm lại chiến trường nhưng vẫn không rõ ngày mất, nên mỗi năm đến ngày 27.7, mẹ lại làm giỗ con trai. “Từ cúng giỗ cho con trai, lễ tết, rồi tắm rửa, dọn vệ sinh hằng ngày, đều một tay con Yến quán xuyến. Nếu không có con Yến, tôi già không biết xoay xở thế nào”, mẹ Trinh nói.
Thấy tình cảm của mẹ Trinh và bà Yến khắng khít như ruột thịt, nhiều bà con hàng xóm ai nấy đều rất ngưỡng mộ, cảm mến. Ông Nguyễn Điền (ở tổ dân phố An Trường, P.Phổ Ninh) bảo: “Mỗi lần có thời gian ghé thăm mẹ, chứng kiến cảnh chị Yến kiên trì ngồi hàng giờ đút cơm cho mẹ, thấy thật nể phục sự kiên nhẫn của chị. Có người tốt như chị Yến âu cũng là cái duyên, bù đắp phần nào những mất mát, hy sinh của mẹ Trinh”.
Nhà bà Yến có bốn sào đất ruộng, hằng ngày ngoài thời gian chăm sóc mẹ, còn làm thêm ít công việc đồng áng để duy trì kinh tế gia đình. Chồng bà Yến làm việc tại TP.HCM, một bận bảo vợ vào để vợ chồng đoàn tụ. Vì chồng con, bà Yến loay hoay khắp nơi để tìm người thay thế mình chăm sóc mẹ, nhưng chưa có ai nhận lời.
Nghe phong thanh bà Yến sẽ vào TP.HCM với chồng con, mẹ Trinh thầm thì: “Mẹ còn sống không được bao lâu nữa, con cố gắng ở thêm với mẹ đến hết đời. Con mà đi, mẹ buồn lắm”. Nghe vậy, bà Yến ôm mẹ Trinh, rơi nước mắt: “Con không đi nữa, mẹ cứ yên tâm”.
Mẹ Trinh bộc bạch với chúng tôi, cũng nhờ bà Yến chăm sóc chu đáo, nên suốt hơn 14 năm qua mẹ không đau ốm gì nặng, cũng ít khi dùng đến thuốc, nên cũng không phải đi viện.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.