Phú Nhị Đại - 'những đứa trẻ giàu có bị ghét nhất Trung Quốc'

05/04/2016 09:17 GMT+7

Phú Nhị Đại gắn liền với những buổi tiệc thác loạn, những chiếc siêu xe giá trên 1 triệu USD, những ván bài 5 triệu tệ... và đúng như cách Bloomberg mô tả về 'những đứa trẻ giàu có bị ghét nhất Trung Quốc', họ không ngần ngại khoe khoang.

Phú Nhị Đại gắn liền với những buổi tiệc thác loạn, những chiếc siêu xe giá trên 1 triệu USD, những ván bài 5 triệu tệ... và đúng như cách Bloomberg mô tả về 'những đứa trẻ giàu có bị ghét nhất Trung Quốc', họ không ngần ngại khoe khoang.

Căn bệnh khoe khoang lố bịch khiến giới Phú Nhị Đại ở Trung Quốc trở thành đối tượng bị ghét bỏ, và là "nỗi nhục của đất nước" - Ảnh chụp màn hình WeiboCăn bệnh khoe khoang lố bịch khiến giới Phú Nhị Đại ở Trung Quốc trở thành đối tượng bị ghét bỏ, và là "nỗi nhục của đất nước" - Ảnh chụp màn hình Weibo

Ngày 3.4 vừa qua, Tân Hoa xã có bài viết khẳng định có những tín hiệu tích cực từ sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên những số liệu tích cực ấy chỉ là một phần nhỏ, khó có thể mô tả toàn cảnh những gì kinh tế Trung Quốc đang đối mặt. Đất nước này đã phát triển vũ bão trong 30 năm liên tục và đây là lúc chính phủ bắt đầu điều chỉnh để đón chờ một giai đoạn mới với nhiều thách thức hơn, đài CBS của Mỹ cho biết hôm 4.4.

Trong số tất cả các vấn đề về môi trường, tham nhũng, thuế khóa, sự cạnh tranh, sức ì... người ta thấy một điểm rất nguy hiểm: Thế hệ trẻ hầu như không kế thừa.

Phú Nhị Đại: Một loại ung nhọt lung linh

Tháng 10.2015, hãng tin Bloomberg đăng tải một phóng sự hầu như lột tả toàn cảnh cái gọi là tầng lớp Phú Nhị Đại của Trung Quốc. Nó được phiên âm là "Fu er dai", tức “thế hệ giàu có thứ hai” của Trung Quốc, bao gồm con cái của những ông chủ tập đoàn lớn hoặc quan chức chính phủ. Ở một góc độ nào đó, Phú Nhị Đại chính là "sản phẩm" từ những người làm giàu song song với 30 năm phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Cư dân mạng một thời rúng động về hình ảnh con chó Alaska của thiếu gia Trung Quốc mang 2 chiếc Apple Watch. Nó là đỉnh điểm của sự bất bình đẳng trong thu nhập của nền kinh tế hàng đầu thế giới này - Ảnh chụp màn hình Weibo

Phú Nhị Đại là đề tài khai thác gần như bất tận của báo chí Trung Quốc cũng như thế giới, với điển hình là vụ Vương Tư Thông (Wang Sicong), con trai của người giàu nhất Trung Quốc Vương Kiện Lâm “tỏa sáng” với màn cho chú chó Alaska của mình đeo 2 chiếc đồng hồ Watch của Apple.

Tương tự, dư luận Trung Quốc cũng nổi sóng với màn đốt tiền toàn tờ 100 nhân dân tệ (100 tệ tương đương 350.000 đồng tiền Việt Nam) của một cô gái.

Phú Nhị Đại gắn liền với những buổi tiệc thác loạn, những chiếc siêu xe giá trên 1 triệu USD, những ván bài 5 triệu tệ... và đúng như cách Bloomberg mô tả về “những đứa trẻ giàu có bị ghét nhất Trung Quốc”, họ không ngần ngại khoe khoang.

Cứu Phú Nhị Đại

Phú Nhị Đại có một “câu lạc bộ” riêng được thành lập vào năm 2008 có tên Hiệp hội tiếp sức cho giới ưu tú Trung Quốc (Relay China Elite Association), nhằm kết nối những tay chơi khét tiếng này lại với nhau.

Martin Hang, một thành viên tích cực của hội và là biên tập viên một tạp chí tài chính tên Fortune Generation, cho rằng mục tiêu của Relay China Elite Association là kết nối các thành viên, nhưng không phải để ăn chơi trụy lạc, mà khiến tất cả ý thức hơn, giữ hình ảnh và suy nghĩ về tương lai nhiều hơn. Việc thúc đẩy hình ảnh tích cực này cũng thể hiện một cách hình tượng qua tên gọi, với nỗ lực bỏ chữ "Fu" (phú) để nhóm biến thành “nhị đại” hoặc "chuan er dai" (tức Truyền Nhị Đại - chỉ Thế hệ doanh nhân thứ hai).
Siêu xe là chuyện quá bình thường của Phú Nhị Đại - Ảnh chụp màn hình Weibo

Đây cũng chính là vấn đề lớn về Phú Nhị Đại, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc tới vào tháng 5.2015, nói rằng họ cần phải “suy ngẫm về nguồn gốc của sự giàu có họ đang sở hữu và cư xử như thế nào sau khi đã trở nên giàu có”.

Đa phần thế hệ “con ông cháu cha” nói trên một là ăn chơi, hai là muốn ra nước ngoài thay vì kế tục một cách nghiêm túc sự nghiệp kinh doanh, chính trị của cha ông.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người khởi xướng cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ của Trung Quốc vài năm qua, cũng đã giao nhiệm vụ điều chỉnh hành vi của thế hệ Phú Nhị Đại này cho Ban công tác mặt trận thống nhất của T.Ư. Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ban CTMT TƯ), tạp chí Time trong bài viết vào tháng 6.2015 cho biết.

Ban CTMT TƯ đưa ra thống kê rằng có khoảng 85% các công ty tư nhân đang hoạt động theo dạng gia đình trị. Và trong vòng 5 hoặc 10 năm nữa, 75% số này sẽ đối mặt với vấn đề kế thừa, đồng nghĩa đa số bộ phận cường tráng nhất của nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện thách thức rất lớn, đơn giản do Phú Nhị Đại còn đang mắc kẹt trong các vấn đề của họ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.