Phiên giải trình đặc biệt của 'Quốc hội trẻ'

11/01/2015 09:00 GMT+7

Sáng 10.1, lần đầu tiên sinh viên được đóng vai các chủ nhiệm, bộ trưởng, trưởng ngành trong phiên giải trình về vấn đề 'Chính sách pháp luật việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp' ngay tại trụ sở của Văn phòng Quốc hội.

Sáng qua 10.1, lần đầu tiên sinh viên được đóng vai các chủ nhiệm, bộ trưởng, trưởng ngành trong phiên giải trình về vấn đề “Chính sách pháp luật việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp” ngay tại trụ sở của Văn phòng Quốc hội.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác “Quốc hội trẻ VN” giữa Văn phòng Quốc hội (QH) và Đại sứ quán Anh, tổ chức cho sinh viên (SV) một số trường ĐH tại Hà Nội.
Ngô Hồng Hải - đóng vai Bộ trưởng Bộ Nội vụ   
Ông Andren Holt đại diện Sứ quán Anh trao đổi với sinh viên dự phiên giải trình - Ảnh: Ngọc Thắng
Sinh viên vào vai bộ trưởng
Giống như các phiên giải trình khác của QH, có một bộ trưởng chịu trách nhiệm trả lời chính, các bộ ngành phải có mặt để giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành mình phụ trách.
Việc phân vai trong phiên giải trình đặc biệt này cụ thể như sau: Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH do SV Trường ĐH Luật thực hiện, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT do SV Khoa Luật Viện ĐH Mở thực hiện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ do SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện, Bộ trưởng Bộ Tài chính do SV ĐH Luật Hà Nội thực hiện.
Đóng vai Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, SV Vũ Thị Lan Anh (Trường ĐH Luật Hà Nội) đã điều hành phiên họp khá bài bản, có yêu cầu về thời gian hỏi, thời gian trả lời, nhắc nhở đại biểu cũng như bộ trưởng đi vào đúng trọng tâm vấn đề… Sau báo cáo ngắn gọn của “Bộ trưởng” LĐ-TB-XH, phần lớn thời gian được dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Trong vai đại biểu QH của các địa phương trên cả nước, SV đặt ra hàng loạt vấn đề đang là nỗi bức xúc, lo lắng xung quanh tình trạng cử nhân thất nghiệp hiện nay. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ; trung tâm giới thiệu việc làm lừa đảo; chất lượng và năng suất lao động của VN còn quá thấp; SV giỏi không muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước; du học sinh tốt nghiệp không trở về…
Các “đại biểu QH” cũng chỉ ra những vấn đề bất cập trong đào tạo, việc cho phép mở trường ĐH tràn lan, SV chỉ được học lý thuyết mà ít có cơ hội thực tập. Tìm chỗ thực tập đã khó nhưng khi được nhận vào, nhiều nơi cũng chỉ giao cho SV thực tập việc rửa chén, pha trà, photo văn bản…
Buổi “tiếp xúc cử tri chất lượng cao”
Đánh giá về phiên giải trình do SV thể hiện, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi nhận xét: “Đây là cách học bằng thực tiễn hay hơn nhiều so với việc chỉ ngồi trên ghế nhà trường. Khi những hoạt động như vậy diễn ra thường xuyên hơn, tôi tin tưởng rằng nếu các bạn được đứng vào đội ngũ nghị sĩ QH trong tương lai thì sẽ làm rất tốt vai trò trách nhiệm của mình”.
Không chỉ là hoạt động bổ ích cho SV, từ góc độ là đại biểu QH, ông Lợi cho rằng việc tham dự phiên giải trình do SV nhập vai, đại biểu cũng tiếp nhận thêm được rất nhiều thông tin, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của giới trẻ. “Đối với chúng tôi, đây có thể coi là buổi tiếp xúc cử tri đặc biệt, vì SV là những cử tri chất lượng cao”, ông Lợi nói.
Ông Lợi cũng đề xuất: “Hình thức này cần được tổ chức nhiều hơn nữa để tạo thêm cơ hội cho thanh niên. Lần đầu có thể tập huấn bài bản, chi tiết nhưng những lần sau chỉ nên đặt ra đề bài về một vấn đề nào đó để SV tự tư duy và đưa ra cách giải quyết của chính các bạn. Chúng ta có thể mời các vị bộ trưởng hoặc các vị chủ nhiệm ủy ban của QH, các đại biểu QH… đến cùng giao lưu và bổ sung hiểu biết lẫn nhau”.
Nói lên mong muốn của SV
 
Ngô Hồng Hải - đóng vai Bộ trưởng Bộ Nội vụ
       
Chúng tôi cố gắng tái hiện được một phiên thảo luận giống như QH nhưng cũng qua đó nói lên được tiếng nói của chính người dân, sự mong muốn của SV, những khó khăn mà chúng tôi đang gặp phải. Tôi nghĩ, dù là QH VN hay nước ngoài, dù ở thời kỳ nào thì điều quan trọng nhất vẫn là phải đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.
Lê Thị Hồng Hạnh (SV Trường ĐH Luật Hà Nội, vào vai Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH)
Để người trẻ không thấy chính trị là xa lạ
 
Phiên giải trình đặc biệt của 'Quốc hội trẻ'
       
Lần đầu tiên đóng vai đại biểu QH tại chính phòng họp là trụ sở của QH, mình mới thấy hoạt động này trở nên gần gũi hơn. Qua đó, mình hiểu rõ hơn trách nhiệm của từng bộ đến đâu, họ cần làm gì để đáp ứng được mong đợi của người dân. Mình cũng mong có nhiều hoạt động như vậy để người trẻ không cảm thấy hoạt động chính trị là xa lạ.
Nguyễn Tùng Hoa (SV Viện ĐH Mở Hà Nội)
Muốn trở thành đại biểu QH
 
Phiên giải trình đặc biệt của 'Quốc hội trẻ'
       
Qua hoạt động này, tôi thực sự mong muốn sau này mình sẽ được trở thành đại biểu QH, nói lên tiếng nói của người dân về những vấn đề dân sinh, những vấn đề đang cần được giải quyết theo hướng tốt đẹp hơn.
Nguyễn Đình Hưng (SV Học viện Báo chí  và Tuyên truyền)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.