Phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa ồ ạt hiếm gặp

Duy Tính
Duy Tính
08/07/2023 10:34 GMT+7

Các kết quả siêu âm CT-Scanner đều không phát hiện nguời phụ nữ xuất huyết tiêu hóa ở vị trí nào cho đến khi bệnh nhân được phẫu thuật thì mới biết nó xuất phát từ túi thừa ruột non.

Ngày 8.7, TS.BS Nguyễn Quang Huy, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhân nữ bị xuất huyết tiêu hóa ồ ạt hiếm gặp ở túi thừa ruột non.

Triệu chứng bệnh đường tiêu hóa, đến bệnh viện phát hiện vỡ dị dạng mạch máu não

Theo đó, bệnh nhân L.T.B.L (85 tuổi, ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) có tiền căn cao huyết áp, đái tháo đường. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tiêu phân đen nên nhập Bệnh viện Vũng Tàu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng đi tiêu ra phân đen nhiều và được truyền máu.

Bác sĩ Quang Huy nhận định, đây là trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng. Bệnh nhân nhập viện với da niêm mạc nhạt màu, hồng cầu giảm. Trong vòng 4 ngày, bệnh nhân đã được truyền 8 đơn vị hồng cầu khối và 8 đơn vị huyết tương tươi. Sau truyền máu, bệnh nhân tiếp tục đại tiện phân đen nhiều lần, tuy nhiên huyết động vẫn ổn định. Nội soi dạ dày và đại tràng đều không thấy điểm chảy máu.

Bệnh nhân chảy máu ở túi thừa ruột non, siêu âm, CT-Scanner, bội soi đều 'bó tay' - Ảnh 1.

Túi thừa ruột non chảy máu khó phát hiện nhưng gây nguy hiểm cho bệnh nhân

BSCC

Bệnh viện cũng đã chụp CT-Scanner (chụp cắt lớp vi tính) mạch máu nhưng vẫn không xác định được vị trí chảy máu.

"Dựa vào tính chất mất máu nghiêm trọng, lâm sàng đại tiện phân đen, chúng tôi nghi ngờ khả năng cao tiêu điểm xuất huyết ở ruột non. Chúng tôi quyết định can thiệp phẫu thuật kết hợp nội soi tiêu hóa ống mềm trong mổ để tìm tiêu điểm xuất huyết", bác sĩ Quang Huy nói.

Tuy nhiên, vấn đề là bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng yếu, mất máu lượng nhiều khiến người nhà rất lo lắng về các nguy cơ có thể xảy ra do phẫu thuật. Sau khi nghe các bác sĩ giải thích tình trạng nguy cấp, thuyết phục, tư vấn cặn kẽ, gia đình và bệnh nhân đã đồng ý.

Quá trình mổ bác sĩ phát hiện 1 túi thừa ở đoạn đầu ruột non, kích thước 2x3 cm. Túi thừa ruột non có lộ ngòi mạch còn chảy máu rỉ rả, các đoạn ruột non khác bình thường. Các bác sĩ quyết định cắt đoạn ruột non có chứa túi thừa đang chảy máu, nối ruột non để lập lại lưu thông ruột. Sau mổ bệnh nhân ổn, hết đi cầu ra phân đen và máu tươi.

Xem nhanh 12h ngày 23.7: Bản tin thời sự toàn cảnh

Theo TS-BS Quang Huy, hầu hết túi thừa ruột non không gây ra triệu chứng, nhưng có thể gặp các biến chứng: viêm, thủng túi thừa, xuất huyết tiêu hóa… Xuất huyết túi thừa ruột non là một nguyên nhân hiếm gặp của xuất huyết tiêu hóa mà đôi khi có thể diễn tiến nặng và đe dọa tính mạng bệnh nhân. Chẩn đoán thường khó khăn do khó xác định được vị trí chảy máu.

Các túi thừa ruột non này xuất hiện ở khoảng 2-5% dân số, nguyên nhân có thể do rối loạn nhu động ruột non gây ra. Các túi này thường có nhiều và kích thước theo chiều dài chỉ từ vài milimet đến 10 cm. Các phương pháp điều trị bao gồm nội soi cầm máu, mổ nội soi hoặc mổ mở.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.