Phát hiện nước ở ngóc ngách cổ xưa của vũ trụ

06/11/2021 20:30 GMT+7

Các nhà thiên văn học đã phát hiện dấu vết của nước tại một trong những thiên hà cổ xưa nhất mang đến chứng cứ đầu tiên về tầm quan trọng của nước trong việc hình thành các ngôi sao ban đầu của vũ trụ.

Màu xanh là dấu vết của nước ở thiên hà SPT0311-58

alma

Nước được tìm thấy ở thiên hà SPT0311-58, nằm cách trái đất khoảng 12,88 tỉ năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa là tổ hợp kính viễn vọng của địa cầu đã quan sát nó vào thời điểm 1 tỉ năm sau sự kiện Big Bang khai sinh vũ trụ.

Đội ngũ chuyên gia của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (Mỹ) tính toán được thiên hà SPT0311-58 khi ấy mới 780 triệu năm tuổi, cũng là độ tuổi hình thành sao với tốc độ nhanh hơn so với các thiên hà đã trưởng thành, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal.

Các nhà thiên văn học đã rút ra kết luận trên sau khi sử dụng hệ thống kính viễn vọng vô tuyến ALMA ở sa mạc Atacama của Chile. Thiên hà này được ALMA phát hiện năm 2017.

Bên cạnh nước, ALMA cũng phát hiện khí carbon monoxide (CO) ở thiên hà SPT0311-58 . “Oxygen và carbon là nhóm nguyên tố thế hệ đầu tiên, và trong trường hợp hiện diện dưới dạng carbon monoxide và nước, chúng đóng vai trò then chốt cho sự sống sinh sôi.

SPT0311-58 là thiên hà có kích thước lớn nhất vào giai đoạn đó của vũ trụ. Việc nghiên cứu đối tượng này mang đến nhiều cơ hội, cho phép giới thiên văn học tìm hiểu cách thức các yếu tố tạo ra sự sống tác động đến quá trình phát triển của vũ trụ sơ khai.

Phát hiện nước trên mặt trăng, NASA có suy tính gì?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.