Phát hiện hành tinh vẫn sống sót sau khi mặt trời chết

14/10/2021 19:30 GMT+7

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên tìm được một hệ hành tinh phản ánh tương lai của Thái Dương hệ, khi mà mặt trời của chúng ta chạm đến điểm cuối cuộc đời.

Mô phỏng hành tinh xoay quanh một ngôi sao chết

đài thiên văn W. M. Keck

Có lẽ hành tinh may mắn nhất trong Dải Ngân hà đang nằm cách trái đất khoảng 6.500 năm ánh sáng, về hướng trung tâm của thiên hà. Đó là một hành tinh giống sao Mộc, vừa thoát khỏi nguy cơ bị diệt vong vào thời điểm sao trung tâm giẫy chết.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature, hành tinh trên hiện tiếp tục xoay quanh xác ngôi sao của nó. Ngôi sao này từng bắt đầu giống mặt trời, trước khi căng phồng thành sao đỏ khổng lồ và kế đến là đổ sụp thành sao lùn trắng. Mặt trời của chúng ta cũng sẽ trải qua quy trình tương tự, và dự kiến Trái đất sẽ bị hủy diệt trong quá trình đó.

“Hệ sao trên là tương lai của hệ mặt trời chúng ta”, theo tác giả David Bennett của Trung tâm bay không gian Goddard thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Khám phá mới cho phép giới khoa học hiểu thêm về xác suất các hành tinh có thể sống sót sau những cái chết đầy bạo lực của sao trung tâm.

“Đây là chứng cứ cho phép xác nhận những hành tinh ở khoảng cách đủ xa có thể tiếp tục tồn tại sau khi sao trung tâm kết thúc đời sống của chúng”, đồng tác giả Joshua Blackman của Đại học Tasmania (Úc) cho biết. Theo chuyên gia này, nhiều khả năng sao Mộcsao Thổ hoàn toàn có thể tồn tại trong giai đoạn mặt trời biến thành sao khổng lồ đỏ.

“Tương lai của trái đất không quá lạc quan, vì nó ở gần mặt trời hơn. Nếu nhân loại có thể di chuyển đến mặt trăng của sao Mộc hoặc sao Thổ trước khi mặt trời “nướng chín” địa cầu, chúng ta vẫn có khả năng sống sót”, ông Bennett cho biết.

Phát hiện sao Hỏa có mức oxy lớn, "thách thức quan niệm hiện hữu"
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.