Nhân hệ số điểm ưu tiên khu vực, đối tượng

09/08/2014 02:50 GMT+7

Nhiều thông tin thú vị xung quanh điểm xét tuyển cơ bản và cơ hội xét tuyển bổ sung đã được đại diện Bộ và các trường ĐH trao đổi trong buổi trực tuyến truyền hình với chủ đề “Cơ hội xét tuyển vào đại học” do Báo Thanh Niên tổ chức trên trang www.thanhnien.com.vn ngay chiều 8.8 khi Bộ chính thức công bố các mức điểm xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Nhiều thông tin thú vị xung quanh điểm xét tuyển cơ bản và cơ hội xét tuyển bổ sung đã được đại diện Bộ và các trường ĐH trao đổi trong buổi trực tuyến truyền hình với chủ đề “Cơ hội xét tuyển vào đại học” do Báo Thanh Niên tổ chức trên trang www.thanhnien.com.vn ngay chiều 8.8 khi Bộ chính thức công bố các mức điểm xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Mở đầu chương trình, PGS-TS Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) chia sẻ, một trong những điểm mới đáng lưu ý nhất của phương án tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào năm nay là việc xác định điểm ưu tiên với ngành có nhân hệ số môn thi chính. Cụ thể, ngành không có môn thi chính điểm ưu tiên được xác định bình thường theo quy chế tuyển sinh (như cách làm trước nay - PV). Riêng với TS dự thi vào ngành có nhân hệ số môn thi chính, điểm ưu tiên khu vực và đối tượng được xác định là điểm ưu tiên theo quy chế nhân với 4 rồi chia cho 3.

Theo ông Nghĩa, điểm ưu tiên phải xác định theo công thức như trên mới phù hợp với hệ thống điểm khi chuyển từ 30 sang 40 (do có nhân hệ số). Khẳng định thêm, ông Nghĩa nói, nếu không nhận hệ số điểm ưu tiên theo cách này TS sẽ chịu thiệt thòi khi dự thi vào các ngành có môn thi chính, đặc biệt với những trường xét điểm trúng tuyển ở mức tối thiểu. Vì sẽ xảy ra trường hợp cùng một TS với điểm thi và điểm ưu tiên, nếu không nhân hệ số TS này sẽ trúng tuyển, còn sau khi nhân hệ số môn thi chính mà không nhân hệ số điểm ưu tiên sẽ không trúng tuyển.

Từ sự thay đổi này, ông Nghĩa cho rằng trước khi nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung, TS cần lưu ý kỹ về ngành có môn thi chính và không có môn thi chính ở các trường. Để có lựa chọn chính xác, TS cần tìm hiểu thông tin cụ thể của các trường. Theo quy định, mỗi đợt xét tuyển không kéo dài hơn 20 ngày.

Trước câu hỏi của thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang về việc trường có thể chọn một hay nhiều mức điểm xét tuyển cơ bản khác nhau cho nhiều ngành, ông Nghĩa cho biết các trường không nhất thiết phải chọn chung một mức điểm tất cả các ngành mà có thể khẳng định thương hiệu qua từng ngành. Nhưng ông Nghĩa lưu ý, mức điểm xét tuyển của các trường đợt sau không được thấp hơn đợt trước. Cũng theo ông Nghĩa, điểm mới trong xét tuyển năm nay là TS chỉ cần không có môn nào điểm 0 sẽ được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường để tham gia xét tuyển. Như vậy, TS không được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi bản sao y hoặc công chứng để tham gia xét tuyển. Trong khi đó, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân lưu ý TS, điểm các trường công bố xét tuyển có thể không phải là điểm chuẩn trúng tuyển sau đó.

Cũng trong chương trình, các trường ĐH cho biết dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển bổ sung, như: Trường ĐH Công nghệ TP.HCM xét thêm 2.700 chỉ tiêu, Trường ĐH Lạc Hồng 800 chỉ tiêu, Trường ĐH Văn Lang 2.500 chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM xét 950 chỉ tiêu…

Hà Ánh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.