Những quan niệm sai lầm về sức khỏe tình dục

04/05/2014 15:34 GMT+7

(TNO) Rất cần thiết để tìm hiểu cơ thể, tuy nhiên điều quan trọng là hãy sáng suốt nhận biết đâu là nguồn tin đáng tin cậy.

(TNO) Rất cần thiết để tìm hiểu cơ thể, tuy nhiên điều quan trọng là hãy sáng suốt nhận biết đâu là nguồn tin đáng tin cậy, theo Msn.


Cơ thể khỏe mạnh giúp cho đời sống tình dục hoàn thiện hơn - Ảnh: Shutterstock

Một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) về sức khỏe sinh sản vị thành niên gần đây phát hiện ra rằng các trang web sức khỏe thường hay mắc lỗi, hoặc thiếu sót, hoặc đăng tải những lời khuyên lỗi thời…

Tiến sĩ, bác sĩ Sophia Yen, trưởng nhóm nghiên cứu y học vị thành niên tại Bệnh viện Lucile Packard, ở Palo Alto, California (Mỹ) đã liệt kê ra một số sự thật ẩn đằng sau các quan niệm sai lầm về sức khỏe tình dục mà nhiều người xưa nay vẫn lầm tưởng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể đến từ nhà vệ sinh

Vi rút hoặc nấm men gây bệnh lây truyền qua đường tình dục không thể sống bên ngoài cơ thể trong thời gian dài, đặc biệt là không thể tồn tại trên bề mặt lạnh của các thiết bị trong nhà vệ sinh. Hơn nữa, chúng cũng không có mặt trong nước tiểu, do đó cơ hội lây nhiễm khi sử dụng chung nhà vệ sinh với người mắc bệnh không bao giờ xảy ra.

Điều cần biết là việc tiếp xúc da với da, hoặc miệng với miệng, ví dụ hôn nhau có thể lây lan bệnh herpes (hôn mãnh liệt, nồng cháy, hôn sâu có thể làm lây lan bệnh lậu và chlamydia miệng); trong khi đó cọ xát da có thể lây bệnh nhiễm trùng như mụn cóc sinh dục, herpes, ghẻ và rận mu, tiến sĩ Yen cảnh báo. 

Không thể có thai trong lần quan hệ đầu tiên

Không có lý do để mạo hiểm với chuyện này bởi khả năng có thai trong lần đầu tiên quan hệ là điều hoàn toàn xảy ra. Theo thống kê có đến 20% phụ nữ dính bầu ngay trong lần đầu quan hệ với bạn tình, theo tiến sĩ Yen. 

Không thể có thai trong những ngày “đèn đỏ”

Tuy chuyện này hiếm khi xảy ra, nhưng bạn vẫn có thể bị “dính chưởng” nếu bạn tình không sử dụng bao cao su. Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều và việc rụng trứng xảy ra chồng chéo lên nhau và đó chính là nguyên do khiến họ vẫn có thể dính bầu, mặc dù quan hệ trong những ngày “đèn đỏ”.

Phụ nữ cần xét nghiệm Pap khi đến 18 tuổi

Năm 2003, Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Mỹ đã thay đổi khuyến nghị về việc xét nghiệm Pap (còn gọi là phết tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm tế bào học để tìm ra những tế bào bất thường trong lớp mô của cổ tử cung).

Trước kia, đây là xét nghiệm cần thiết cho tất cả phụ nữ trên 18 tuổi hoặc trẻ hơn có quan hệ tình dục; nhưng ngày nay xét nghiệm Pap không được khuyến khích cho đến khi người phụ nữ đã có quan hệ tình dục trong khoảng 3 năm hoặc cho đến khi bước sang tuổi 21.

Một xét nghiệm Pap sớm có vẻ vô hại, nhưng sự căng thẳng, lo lắng kèm theo những khó chịu khi làm xét nghiệm Pap là nguyên nhân khiến các cô gái trẻ tránh né bác sĩ phụ khoa. Theo tiến sĩ Yen, họ có thể tiếp cận bác sĩ và thảo luận những vấn đề này mà không nhất thiết phải xét nghiệm Pap.

Thuốc tránh thai gây tăng cân

Mặc dù đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng minh không hề có sự tương quan giữa thuốc tránh thai và tăng cân, nhưng quan niệm thuốc tránh thai là nguyên nhân gây tăng cân vẫn là niềm tin phổ biến ở phụ nữ mọi lứa tuổi.

Cụ thể, một bài báo xuất bản năm 2006 ở Mỹ đã phân tích 44 nghiên cứu trước đây và cho biết, một số người tham gia đã tăng cân trong quá trình nghiên cứu, nhưng không hề có bằng chứng khoa học cho thấy thuốc tránh thai là nguyên nhân của vấn đề này. Theo tiến sĩ Yen, chỉ có loại thuốc tiêm ngừa thai depot medroxyprogesterone acetate (DMPA) có thể là tác nhân gây tăng cân.

Vòng tránh thai IUD không an toàn cho thanh thiếu niên

Vòng tránh thai IUD được đưa vào trong tử cung và có tác dụng ngừa thai trong 5-10 năm. Có thể bạn đã nghe về việc IUD làm vô sinh và tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu ở phụ nữ dưới 18 tuổi nhưng điều này chỉ đúng với vòng tránh thai IUD Dalkon Shield những năm 1970. Còn vòng IUD ngày nay hoàn toàn an toàn dù bạn có con hay chưa.

Tiêm vắc-xin có thể tránh bệnh ung thư cổ tử cung

Gardasil, vắc-xin ung thư cổ tử cung được phê duyệt trong năm 2006 cho phép dùng ở phụ nữ tuổi từ 9 - 26, nhưng khoảng 30% ung thư cổ tử cung không được bảo vệ bởi vắc-xin, vì vậy điều quan trọng cho tất cả phụ nữ là, cho dù đã tiêm vắc-xin phòng ngừa, vẫn cần thiết làm xét nghiệm Pap thường xuyên.

Năm 2009, vắc-xin này cũng được chấp thuận cho nam giới nhằm làm giảm nguy cơ phát triển mụn cóc sinh dục cũng như có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của HPV gây ung thư cho đối tác của họ.

Thụt rửa âm đạo là cách lành mạnh để làm sạch âm đạo

m đạo có khả năng tự làm sạch, và việc thụt rửa thường xuyên thực sự gây hại nhiều hơn lợi, theo Trung tâm Thông tin sức khỏe phụ nữ quốc gia ở Mỹ. Các vi khuẩn tự nhiên được tìm thấy trong âm đạo có tác dụng giúp âm đạo sạch và khỏe mạnh. Việc thụt rửa liên tục có thể làm mất sự cân bằng đó, đồng thời còn làm tăng nguy cơ lây lan nhiễm trùng âm đạo vào các ống dẫn trứng, tử cung và buồng trứng.

Ngoài ra, hành động thụt rửa không hề có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có thể tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Trong thực tế, thụt rửa còn dễ khiến phụ nữ mang thai hơn bởi nó đẩy tinh dịch tiến xa hơn vào thành âm đạo và cổ tử cung.

Chỉ cần rửa âm đạo thường xuyên bằng nước ấm hoặc xà phòng không mùi sẽ giúp giữ cho bên ngoài âm đạo sạch sẽ. Cố gắng tránh băng vệ sinh có mùi thơm, bột và thuốc xịt cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.

Ngọc Khuê

>> Nguyên do khiến đời sống tình dục tụt dốc
>> Cải thiện nhu cầu tình dục theo lứa tuổi
>> Những điều khiến đàn ông mê hoặc trong lúc 'yêu
>> Thủ phạm ảnh hưởng đến đời sống tình dục
>> Điểm mặt thực phẩm giết chết ham muốn tình dục
>> Những tư thế 'yêu' giúp đốt cháy calo
>> Thúc đẩy ham muốn tình dục
>> Rối loạn tình dục tuổi xế chiều
>> Những điều cần biết về sức khỏe tình dục ở nam giới
>> Tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới
>> Thực phẩm cải thiện sức khỏe tình dục ở nam giới
>> 5 điều ảnh hưởng đến ham muốn tình dục
>> Những thứ làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục
>> Ăn để khỏe 'chuyện ấy
>> Lợi ích sức khỏe của 'chuyện ấy
>> Thay đổi chế độ ăn để cải thiện 'chuyện ấy
>> Kẹt đầu vào cầu thang lúc làm 'chuyện ấy
>> Nhiều người dùng 'dế' khi làm 'chuyện ấy
>> Trên 40% phụ nữ Nga làm "chuyện ấy" ở tuổi 18
>> Thời gian nào tốt nhất cho "chuyện ấy"?
>> 10 điều phụ nữ mong chờ nhất về "chuyện ấy
>> Nơi nào lý tưởng nhất cho “chuyện ấy”?
>> Phụ nữ quan tâm điều gì nhất về "chuyện ấy"?
>> Cực khoái giúp ích cho sức khỏe phụ nữ
>> Cực khoái ở phụ nữ: Những sự thật khó ngờ
>> Phụ nữ thường giả vờ đạt cực khoái

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.