Em bé bị hoại tử tay sau tiêm phòng lao: Không phải do vắc xin

23/03/2014 12:03 GMT+7

(TNO) Liên quan đến thông tin về cháu bé 22 ngày tuổi bị hoại tử cánh tay, tính mạng đang nguy kịch do tiêm vắc xin lao, ngày 23.3, tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư cho biết, qua khám lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán và tình trạng bệnh lý, các bác sĩ điều trị đã xác định nguyên nhân hoại tử tay không phải do vắc xin lao.

(TNO) Liên quan đến thông tin về cháu bé 22 ngày tuổi bị hoại tử cánh tay, tính mạng đang nguy kịch do tiêm vắc xin lao, ngày 23.3, tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư cho biết, qua khám lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán và tình trạng bệnh lý, các bác sĩ điều trị đã xác định nguyên nhân hoại tử tay không phải do vắc xin lao.

>> Bé sơ sinh chết sau khi tiêm vắc xin
>> Bé gái tử vong sau tiêm Quinvaxem: Không phải do vắc xin
>> Thêm một bé gái tử vong sau tiêm ngừa vắc xin Quinvaxem
>> Gần 50 trẻ bị tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin
>> Vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin: Do tiêm nhầm thuốc?

Đó là trường hợp của bệnh nhân Khuất Tiến M. (sinh ngày 16.2.2014) trú tại huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình. Cháu bé được tiêm phòng lao vào ngày 4.3 tại trạm y tế xã (Hợp Thịnh). 3 ngày sau tiêm cháu bỏ bú, quấy khóc nhiều. Gia đình đã đưa cháu lên bệnh viện tỉnh Hòa Bình, phát hiện phần bàn tay trái của cháu bé bị tím nên đã chuyển cháu lên BV Nhi T.Ư. Cháu bé nhập viện trong tình trạng nặng: rối loạn đông máu, bàn tay trái tím đen, thể trạng yếu phải thở máy.

Tư vấn cho bà mẹ chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin
Tư vấn cho bà mẹ chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin - Ảnh: Liên Châu

Khoa Sơ sinh, BV Nhi T.Ư, nơi tiếp nhận điều trị bé cho biết, các xét nghiệm, chụp X quang cho thấy tình trạng của cháu bé không liên quan đến tiêm vắc xin lao. Cháu bé bị nhiễm trùng huyết toàn thân, gây tắc mạch chi bàn tay trái, không phải nhiễm trùng hoại tử do vắc xin lao.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế lưu ý về một số phản ứng có thể gặp sau vắc xin tiêm phòng lao: Sưng, đỏ, đau có thể nổi ban hoặc nổi nốt sần nhỏ tại vết tiêm; thường có sốt nhẹ, trẻ quấy khóc, chán ăn. Lưu ý, khoảng 10 ngày sau tiêm, tại vết tiêm xuất hiện một vết loét bằng đầu bút chì. Vết này tự lành để lại sẹo đường kính khoảng 5 mm. Vết sưng này cho thấy tiêm vắc xin lao cho trẻ đã có hiệu quả. Gia đình cần theo dõi nhiệt độ của trẻ sau tiêm để cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu trẻ có phản ứng nặng hơn (sốt cao, tím tái và các bất thường khác) cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Nam Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.