Người tiêu dùng Việt không hề dễ dãi với giá cả đâu!

10/02/2014 15:45 GMT+7

Trong bài viết: Thiếu kiến thức và sĩ diện: Người Việt quá dễ dãi với giá cả , tác giả cho rằng kiến thức tiêu dùng của người Việt quá yếu nên người bán hàng dễ dàng hét giá và vì sỉ diện sợ người khác chê mình nghèo nên người tiêu dùng Việt đã dễ dãi chấp nhận một giá cao, không phù hợp với thực tế.

Trong bài viết Thiếu kiến thức và sĩ diện: Người Việt quá dễ dãi với giá cả của tác giả Hoàng Nhật Phong trong chuyên mục Tôi viết của Thanh Niên Online, tác giả cho rằng kiến thức tiêu dùng của người Việt quá yếu nên người bán hàng dễ dàng hét giá và vì sỉ diện sợ người khác chê mình nghèo nên người tiêu dùng Việt đã dễ dãi chấp nhận một giá cao, không phù hợp với thực tế.

>> Thiếu kiến thức và sĩ diện: Người Việt quá dễ dãi với giá cả

Người tiêu dùng Việt
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam luôn cân đối khả năng thu chi của họ - Ảnh: Diệp Đức Minh

Bài viết của tác giả Hoàng Nhật Phong khá hay, nó phản ảnh cách nhìn và góc nhìn riêng của tác giả, nên cần tôn trọng. Nhưng tôi cho rằng: người Việt chúng ta không hề dễ dãi với giá cả mà việc dễ dãi với giá cả này chỉ xảy ra ở một bộ phận người Việt.

Ở nước ta, giá thuê một văn phòng hoặc mua một chiếc xe hơi... là rất đắt, thậm chí có thể là thuộc dạng đắt nhất thế giới. Mặc dù giá đắt nhưng người tiêu dùng phải chấp nhận vì giá bất động sản chỉ là giá ảo, bị các nhà đầu cơ đẩy giá và những người bán liên kết nhau rất chặt chẽ nên người tiêu dùng chỉ biết cắn răng chịu đựng, buộc phải trả giá cao để mua nhà ở. Nhưng một khi họ đã có chỗ ở thì phần lớn trong số họ, cái hoàn cảnh bắt buộc đó không thể buộc được họ nữa, nên thị trường bất động sản bị đóng băng như hiện tại là tất yếu.

Điều này, cho thấy người tiêu dùng Việt do hoàn cảnh nên họ buộc phải trả giá cao. Mặt khác, sở dĩ một chiếc xe hơi tại Việt Nam giá cao là do phải chịu các khoản thuế lên đến hơn 100%, nghĩa là giá trị chiếc xe hơi lên đến hơn gấp đôi khi vào Việt Nam, nên người tiêu dùng không được quyền lựa chọn. Ngoài ra, đối với các mặt hàng khác, giá cao hoặc bị đẩy giá là do nhiều yếu tố cấu thành.

Trong một xã hội càng phát triển thì sự phân hóa giàu nghèo càng rộng, nên giá cả hàng hóa có nơi cao hơn, có nơi thấp hơn thế giới là điều rất bình thường. Khi xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, thì người bán sẽ bán hàng hóa của mình với nhiều hình thức hơn để phục vụ nhiều tầng lớp trong xã hội. Do vậy, thật là ngu ngốc nếu một người nghèo lại mua một thứ hàng hóa đắt đỏ nào đó chỉ để phục vụ riêng cho người giàu.

Một anh lái xe ôm sẽ chẳng bao giờ ăn một bát phở giá 800.000 đồng, như một đại gia, vì đó là điều ngu ngốc, là lãng phí. Tuy nhiên, vẫn có một số người chấp nhận bỏ tiền ra ăn bát phở giá 800.000 đồng vì cho rằng đáng đồng tiền bát gạo, cũng có một số người ăn để chứng tỏ mình giàu...

Nhưng chung quy lại, phần lớn người Việt khi chi tiêu họ luôn cân đối khả năng thu chi của họ. Chẳng hạn: một anh công nhân đi chợ mua thức ăn thì điều đầu tiên anh ta luôn xem xét là tiền trong túi của anh ta là bao nhiêu và giá cả của từng mặt hàng là bao nhiêu? Nơi nào bán rẻ?... Điều trên cho thấy, phần lớn người Việt chi tiêu rất khoa học, tùy theo hoàn cảnh riêng của mỗi người để chi tiêu hợp lý.

Do đó, có thể khẳng định rằng, người Việt không hề dễ dãi trong chi tiêu, cũng như không hề dễ dãi đối với giá cả bởi vì giá cả là phần quan trọng trong chi tiêu của họ.

Huỳnh Minh Khánh

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật sư sống ở Tiền Giang

>> Người tiêu dùng Việt 'khó tính
>> Tăng giá cước 3G: Bắt tay ép người tiêu dùng
>> Giá cả chục triệu nhưng quất bon sai vẫn 'cháy' hàng
>> Người dân lo giá cả "té nước theo mưa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.