Trung Quốc muốn dùng mặt trăng như một căn cứ quân sự?

16/12/2013 08:30 GMT+7

(TNO) Các chuyên gia Trung Quốc cho biết Bắc Kinh phóng tàu thăm dò mặt trăng nhằm tìm kiếm khoáng chất, nhưng các nhà nghiên cứu phương Tây lại cho rằng điều này không khả thi.

(TNO) Các chuyên gia Trung Quốc cho biết Bắc Kinh phóng tàu thăm dò mặt trăng nhằm tìm kiếm khoáng chất, nhưng các nhà nghiên cứu phương Tây lại cho rằng điều này không khả thi.


Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc - Ảnh: AFP

AFP dẫn lời ông Luan Enjie, một cố vấn cấp cao của chương trình mặt trăng Trung Quốc, phát biểu với báo chí trong nước rằng mục tiêu hàng đầu của chương trình này là dùng mặt trăng như một “bàn đạp” để khám phá vũ trụ.

Giới phân tích cho rằng để làm được điều này Trung Quốc cần thiết lập một căn cứ trên mặt trăng.

Mặt trăng được cho là có chứa urani, titan và nhiều khoáng sản khác, cũng như có khả năng trở thành nơi cung cấp nguồn năng lượng mặt trời.

Tờ Thời báo Bắc Kinh (Trung Quốc) thậm chí dẫn lời các chuyên gia “có liên quan” thuộc một cơ quan nhà nước nói rằng Trung Quốc có khả năng dùng mặt trăng như một căn cứ quân sự để phóng tên lửa tiêu diệt “các mục tiêu quân sự hiếu chiến trên Trái đất”.

Xe tự hành Thỏ Ngọc hiện đang phân tích các mẫu khoáng chất tại một vùng cao nguyên lâu đời trên mặt trăng có tên gọi là Vịnh Cầu Vồng.

Thỏ Ngọc được trang bị radar có khả năng khoan vào lòng đất, nhằm kiểm tra liệu khoáng chất trong bụi mặt trăng có ở mức khai thác được hay không, theo AFP.

Mặt trăng hiện có rất nhiều helium-3, một chất đồng vị của nguyên tử Heli mà Tân Hoa xã gọi là “nguồn năng lượng hỗn hợp hoàn hảo có thể thay thế dầu và khí đốt”.

“Ai cũng biết là các loại nhiên liệu hóa thạch như khí đốt và than đá rồi sẽ cạn kiệt, nhưng mặt trăng có ít nhất 1 triệu m3 helium-3”, ông Ouyang Ziyuan, một một cố vấn cấp cao của chương trình mặt trăng Trung Quốc, nói với Tân Hoa xã.

Được biết, Bắc Kinh đã đổ hàng chục tỉ USD vào chương trình thám hiểm không gian.

Trung Quốc có thể sẽ mang mẫu bụi đất trên mặt trăng về Trái đất để phân tích kỹ hơn trong vòng 5 năm nữa, theo AFP.

Tại sao các cường quốc khác không khai thác mặt trăng?

“Giai đoạn tiếp theo (của chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc) là làm chuyện mà người Mỹ đã không làm - đó là khai thác chút đỉnh”, ông Richard Holdaway, Giám đốc Phòng Thí nghiệm không gian RAL (Anh), nói với AFP.


Mỹ từng gửi tàu lên thám hiểm mặt trăng - Ảnh: Reuters

“Hiện họ (Trung Quốc) có công nghệ để làm chuyện đó, họ có đủ tài lực để thực hiện chuyện đó, họ có mối quan tâm mang tính chiến lược về chuyện đó. Vì thế, kết luận là nếu họ đã muốn làm, họ sẽ làm”, ông này nói thêm.

Chuyên gia không gian này so sánh mối quan tâm đối với “chị Hằng” của Bắc Kinh với mong muốn khai thác tài nguyên ở Bắc cực của nhiều nước khác, đồng thời nói rằng những việc dạng này hoàn toàn là xuất phát từ mục đích kiếm lời.

Tuy nhiên, ông Karl Bergquist, Giám đốc quan hệ quốc tế tại Cơ quan Không gian châu u (ESA), người có làm việc với các quan chức trực thuộc chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc, nói rằng phải mất “rất, rất nhiều năm nữa” để có thể khai thác khoáng chất trên mặt trăng.

“Tại châu u, chúng tôi tin rằng chi phí để khai thác khoáng chất trên mặt trăng khiến việc khai thác này không thể sinh lời”, ông Bergquist nhận định.

Việc khai thác helium-3 đòi hỏi một loại xe có khoang chở đồ bằng kích cỡ một phi thuyền con thoi, Joan Johnson-Freese, giáo sư về các vấn đề an ninh quốc gia tại Trường cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết. 

Ý tưởng khai thác khoáng chất trên mặt trăng được nêu lên khi các chính trị gia muốn gắn một cái cớ kinh tế cho các hoạt động không gian. Mỹ từng dùng chiêu này và giờ tới lượt Trung Quốc”, AFP dẫn lời giáo sư Johnson-Freese cho biết.

Hoàng Uy

>> Mảnh vỡ tên lửa phóng tàu tự hành mặt trăng đâm xuống nhà dân
>> Trung Quốc phóng tàu tự hành lên mặt trăng
>> Sự tương đồng bất ngờ giữa mặt trăng và sao Thủy
>> Trái đất cổ đại giống như mặt trăng của sao Mộc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.