Dân Đường Lâm làm đơn xin trả danh hiệu di tích

10/05/2013 13:15 GMT+7

(TNO) Từ năm 2005, làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được công nhận danh hiệu Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Thế nhưng mới đây, nhiều người dân ở làng cổ Đường Lâm ký đơn xin "trả danh hiệu".

(TNO) Từ năm 2005, làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được công nhận danh hiệu Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Thế nhưng mới đây, nhiều người dân ở làng cổ Đường Lâm ký đơn xin "trả danh hiệu".

>> Công nhận rặng ruối ở Đường Lâm là cây di sản
>> Mộc mạc làng cổ Đường Lâm
>> Nhà cổ Đường Lâm kêu cứu

Vừa qua, nhiều người dân ở làng cổ Đường Lâm đã đồng loạt ký tên vào lá đơn gửi đến UBND thị xã Sơn Tây, UBND TP.Hà Nội, Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) xin được trả lại danh hiệu (Di tích lịch sử Quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

Lý do bức xúc được người dân đưa ra là việc các cơ quan chức năng yêu cầu phải bảo tồn làng cổ Đường Lâm, không cho người dân cơi nới thêm tầng, mặc dù nhà cũ quá chật chội, nhiều thế hệ con cháu sinh sôi mà không được cấp đất giãn dân.

Trước đây, nhiều hộ dân đã có ý kiến phản ánh đến cơ quan chức năng có liên quan nhưng dự án cấp đất để giãn dân cho các hộ ở làng Đường Lâm cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được phê duyệt.

Thanh Niên Online ghi lại một vài hình ảnh về cuộc sống của người dân làng cổ Đường Lâm:

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích
Xã Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội có khoảng 1.500 hộ dân sinh sống nhưng chỉ có hơn 10 nhà được xếp hạng nhà cổ

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích1
Quy chế làng cổ chỉ cho phép “xây nhà cấp bốn, mái dốc bằng vật liệu truyền thống”. Nếu hộ nào vi phạm ảnh hưởng đến cảnh quan của làng cổ thì sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích2

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích3
Căn nhà gia đình bà Hà Thị Khanh (58 tuổi, ở xóm Đình, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm) bị cưỡng chế, phá dỡ, đập phá toàn bộ tường, hệ thống sắt thép ở tầng 2 ngôi nhà hồi tháng 12.2010

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích4
Chỉ xây mỗi cái tum chống nóng mà nhà chị Giang Thị Tú Oanh (thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm) bị bắt dỡ bỏ công trình liên tục trong một tháng. Đến thời điểm hiện tại, gia đình chị vẫn đang phải chịu thêm hình phạt “cắt điện, cắt nước” hơn 2 tháng trời ròng rã vì vi phạm

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích5

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích6

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích7
Trong khi đó hộ gia đình nhà bà Hà Thị Khái (85 tuổi, xóm Xui Giữa, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm) được xếp hạng cổ, vừa mới được tu bổ, sửa chữa nhưng cánh cửa, cột nhà xuất hiện vết nứt toang hoác

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích8
Gạch ngói ngổn ngang xếp hàng dài dọc hai bên ngõ

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích9
Tường đá ong xen lẫn với tường gạch quét sơn vôi rực rỡ

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích10

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích11
Mái ngói xen lẫn mái tôn, nhà cấp bốn xen lẫn nhà cao tầng

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích12

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích13

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích14

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích15

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích16
Phá dỡ hoàn toàn nhà cổ để tu bổ, tôn tạo

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích17

Dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích18
Nhiều nhà của các hộ dân trong làng cổ ẩm thấp, chật chội, sinh hoạt vô cùng bất tiện

Nguyễn Tuấn - Xuân Bùi
(thực hiện)

>> Ký kết hợp tác bảo tồn di sản Huế với Luang Prabang
>> Bảo tồn căn nhà dài nhất của người C’Tu
>> Khẩn cấp bảo tồn văn hóa Quảng Nam
>> Chung tay bảo tồn nguồn nước
>> Khởi công bảo tồn phục hồi 2 di tích Huế
>> Bảo tồn bản truyền thống của người Bru-Vân Kiều
>> Giữ núi để bảo tồn Voọc bạc Đông Dương
>> Gần 4.000 tỉ đồng bảo tồn địa đạo Kỳ Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.