Bangladesh rung chuyển vì vụ biểu tình của công nhân may mặc

26/04/2013 14:25 GMT+7

(TNO) Cảnh sát Bangladesh đã bắn đạn cao su và hơi cay vào hàng trăm ngàn công nhân may mặc vào hôm nay, 26.4, khi họ biểu tình phản ứng trước cái chết của gần 300 đồng nghiệp trong vụ sập tòa nhà 8 tầng mới đây.

(TNO) Cảnh sát Bangladesh đã bắn đạn cao su và hơi cay vào hàng trăm ngàn công nhân may mặc vào hôm nay, 26.4, khi họ biểu tình phản ứng trước cái chết của gần 300 đồng nghiệp trong vụ sập tòa nhà 8 tầng mới đây.

>> Số thiệt mạng tại Bangladesh tăng cao
>> Thảm họa sập nhà tại Bangladesh
>> Sập tòa nhà 8 tầng ở Bangladesh, 25 người chết

Cảnh sát đã sử dụng đạn cao su sau khi người biểu tình mang gậy tre phong tỏa các con đường và buộc các xưởng may ở thị trấn Gazipur, nằm tại ngoại ô thủ đô Dhaka, phải đóng cửa.

“Tình hình rất mong manh. Hàng trăm ngàn công nhân đã tham gia biểu tình. Chúng tôi đã bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán họ”, sĩ quan cảnh sát M. Asaduzzaman nói với AFP.

Bangladesh rung chuyển vì biểu tình
Người tình nguyện và các nhân viên cứu hộ tại hiện trường vụ sập nhà - Ảnh: AFP

Ông Mustafizur Rahman, Phó cảnh sát trưởng Gazipur, cho biết công nhân đã tấn công các xưởng, đập phá xe cộ, đốt vỏ xe trên đường và cố gắng phóng hỏa các cửa hàng ở hai bên đường trong cuộc biểu tình.

“Họ đòi bắt và tử hình chủ sở hữu các xưởng may và chủ tòa nhà bị sập ở Savar”, ông Rahman nói với AFP.

Gần 300 người đã thiệt mạng sau khi một tòa nhà 8 tầng chứa các xưởng may sập vào sáng 24.4 tại thị trấn Savar ở ngoại ô Dhaka.

Tuy nhiên, các công nhân ước tính số người chết sẽ còn tăng cao bởi hàng trăm người vẫn còn mất tích.

Đây là thảm kịch mới nhất xảy ra trong ngành công nghiệp may mặc ở Bangladesh sau vụ cháy một xưởng may vào tháng 11 năm ngoái, khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Những người sống sót cho biết các vết nứt đã xuất hiện trong tòa nhà vào đêm 23.4, khiến khoảng 3.000 công nhân tại đó phải sơ tán song họ được lệnh phải quay trở lại làm việc.

Kênh truyền hình địa phương Somoy nói các công nhân biểu tình cũng tràn đến một số quận ở thủ đô, trong đó có quận Mirpur, nơi có hàng chục xưởng may.

Sơn Duân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.