Sức khỏe lúc chuyển mùa

24/04/2013 03:25 GMT+7

Chuyển mùa có thể gây rụng tóc, cảm cúm, dị ứng..., thậm chí trầm cảm. Làm sao để kiểm soát và hạn chế những xáo trộn này?

Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau đối với một hay nhiều triệu chứng khi nắng nóng chưa dứt, mà những cơn mưa bất chợt ập đến. Cơ thể khó điều chỉnh kịp thời, nên tốt hơn hết chúng ta phải có những biện pháp cần thiết để giảm thiểu tổn hại đối với sức khỏe.

Cảm cúm. Hắt hơi, cảm sốt, ho kéo dài hoặc hen suyễn là những bệnh thường gặp lúc chuyển mùa. Khi bị cúm, sẽ có các triệu chứng: vọp bẻ, đau nhức khớp, đau đầu, ho, sốt... Trong trường hợp nghiêm trọng, các biến chứng như viêm phổi hoặc mất nước có thể xảy ra. Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ vì sao vi rút này có liên quan đến sự thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, cách ngăn ngừa hay nhất là bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng, rửa tay thường xuyên và nhanh chóng đi bác sĩ khi có triệu chứng cúm.

Dị ứng. Là phản ứng của hệ miễn dịch đối với yếu tố gây dị ứng mà cơ thể nhận định là có hại. Chuyển mùa thường gây phản ứng dị ứng dẫn đến các bệnh hô hấp - phổ biến nhất là viêm mũi, từ các yếu tố như bụi, ẩm mốc, ký sinh trùng, lá cây... Biểu hiện như chảy nước mũi, đỏ mắt và chảy nước mắt, hắt hơi, viêm họng, đau đầu.

Rụng tóc. Là hiện tượng dễ gặp và có thể chỉ thoáng qua. Bổ sung vitamin, sử dụng dầu gội phục hồi, mặt nạ nuôi dưỡng là những giải pháp giúp mang lại sức khỏe cho mái tóc. Những đợt rụng tóc theo mùa kéo dài từ 4-6 tuần. Nếu bạn từng gặp phải hiện tượng này, nên chủ động chuẩn bị từ trước thời điểm chuyển mùa, cả về thực phẩm và cách nuôi dưỡng tóc. 

Minh Quân

>> Đối phó cảm cúm
>> Cà phê chống cảm cúm
>> Cẩn thận với sốt, cảm cúm khi mang thai
>> Tránh cảm cúm
>> Vắc xin cảm cúm vẫn an toàn cho thai phụ
>> Cảm cúm “sợ” người làm cha mẹ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.