Dạy trước lớp 1 là có tội với trẻ

25/03/2013 20:49 GMT+7

(TNO) Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đang tìm biện pháp mạnh hơn để trẻ mẫu giáo không chịu những áp lực tiêu cực từ việc học trước lớp 1.

(TNO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết Bộ đang tìm biện pháp mạnh hơn để trẻ mẫu giáo không chịu những áp lực tiêu cực từ việc học trước lớp 1.

>> Khó quy định trần học phí dạy thêm
>> Chỉ trả lương dạy thêm giờ ở những môn thiếu giáo viên
>> Cấp phép để quản lý dạy thêm
>> Dạy thêm, học thêm chỉ là phần ngọn
>> Quảng Ngãi ban hành quy định dạy thêm, học thêm

Trong khi các bậc phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2013-2014 đang “sục sôi” bàn tán và tìm chỗ cho con học trước thì cuối giờ chiều nay (25.3), Bộ GD-DT đã có trao đổi với báo giới xung quanh tác hại của việc dạy trước lớp 1 cũng như biện pháp nhằm ngăn chặn “cơn lũ” này.

Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT chia sẻ: Tôi là người từng dạy tiểu học, thấy rằng nếu những cháu nào bị sai từ lớp 1 là rất khó sửa. Cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1 phải rất lưu ý điều này, nếu vì sốt sắng cho con học trước mà hướng dẫn sai thì hậu quả sau này rất nặng nề. Tuy nhiên, kể cả khi cô giáo dạy trước theo đúng chuẩn mực thì việc đi học đó cũng là “chín ép”. Ép sớm thì ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ, về khoa học giáo dục, đủ chín thì mới bước sang được giai đoạn khác. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đưa ra quy định lứa tuổi nào thì học mầm non, lứa tuổi nào thì học tiểu học…

Chính vì vậy, theo ông Định, nếu nhà trường, cá nhân nào dạy trước lớp 1 là có tội với trẻ em.

Trước băn khoăn của nhiều phụ huynh, phải chăng do chương trình quá nặng nên nếu trẻ học trước sẽ không theo kịp? ông Định khẳng định: Chương trình tiểu học không hề nặng, không có gì đòi hỏi vượt sức của trẻ. Kết thúc lớp 1 mới yêu cầu trẻ biết đọc, biết viết, biết làm tính chứ không phải là trước khi vào lớp 1 như phụ huynh lo lắng.

Hơn nữa, theo ông Định, học sinh tiểu học phần lớp được học 2 buổi/ngày, giáo viên hoàn toàn có thể giãn thời gian để kèm cặp học sinh, hướng dẫn phụ huynh cùng phối hợp.

Quan trọng nhất là các cháu đạt chuẩn kiến thức kỹ năng và các năng lực cần thiết của tiểu học: biết hợp tác với bạn, giao tiếp với bạn, với cô giáo, biết thực hiện các nề nếp…

Còn bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non thì nói: Các nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, bắt trẻ cầm bút ngồi tập trung, cầm bút trong thời gian dài thì ảnh hưởng tới cơ xương của trẻ, dễ vẹo cột sống, khớp cổ tay, gây chứng mệt mỏi, cận thị, loạn thị…

Tuệ Nguyễn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.