Lễ phục liệu có Âu hóa ?

20/03/2013 04:00 GMT+7

“Bộ quần áo dài nữ là cách tân truyền thống. Bên cạnh là bộ complet theo lối châu u. Hai bộ này đặt cạnh nhau rất hợp”, GS Ngô Đức Thịnh đề cử lễ phục.

“Bộ quần áo dài nữ là cách tân truyền thống. Bên cạnh là bộ complet theo lối châu u. Hai bộ này đặt cạnh nhau rất hợp”, GS Ngô Đức Thịnh đề cử lễ phục.

Để thu hút ý kiến cũng như tạo đồng thuận, việc tổ chức hội thảo xin ý kiến của các nhà khoa học về quốc phục sẽ được tổ chức cả ở Hà Nội và TP.HCM. Việc tổ chức ở Hà Nội đã thực hiện từ tháng 12.2012. Dự kiến hội thảo sẽ được tổ chức tại TP.HCM khoảng 1-2 tháng tới. Mục tiêu của cả hai hội thảo, theo Cục Mỹ thuật - nhiếp ảnh và triển lãm là tìm tiêu chí cho lễ phục, trên cơ sở đó sẽ thi thiết kế. Tuy nhiên, GS Ngô Đức Thịnh, ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia nói: “Có khó gì chuyện tiêu chí đâu. Tiêu chí thì ai cũng biết, cũng nói là phải vừa truyền thống, vừa hiện đại, mang bản sắc riêng. Nhưng lên cơ thể thì chuyện lại rất khác. Nó phụ thuộc vào người tạo ra trang phục”.

Cùng quan điểm với GS Thịnh, nhà nghiên cứu Lại Nguyên n cũng cho rằng lễ phục đương nhiên phải vừa truyền thống vừa hiện đại. Nếu chỉ diễn đạt bằng hình dung từ truyền thống, hiện đại như vậy sẽ rất khó. “Các hình dung từ sẽ nhòe đi khi đi vào thiết kế, việc làm cụ thể. Vì thế, không nên phụ thuộc vào hình dung từ như vậy. Tốt nhất là chúng ta bám vào tình thế mặc, hay chức năng bộ quần áo. Công nhân làm điện nguyên tử phải có bộ quần áo phù hợp. Áo lặn cũng vậy. Phải xác định đây là bộ mặc trong nghi lễ cấp cao, dễ nhận ra là của người Việt Nam”, ông n nói.


Bộ áo dài của nữ từng được gọi là áo tân thời, thể hiện sự thách thức giá trị cũ
 

Nhà nghiên cứu văn bản học này cũng cho biết gần đây nhất, chúng ta có lễ phục triều Nguyễn. Tuy nhiên, bộ lễ phục này theo ông n có lẽ không còn phù hợp với thời đại nữa. “Trên báo chí, tư liệu cũ có nhiều tuyên ngôn về nữ phục, nhưng chuyện trang phục nam lại ít thấy thảo luận. Chỉ có một việc tương đối rõ là chuyện ông Nguyễn Văn Vĩnh đã cải sang mặc u thế nào trên đường sang Pháp, những người đi cùng ông không tán thành. Tuy nhiên, quá trình đến Sài Gòn rồi sang Pháp, họ cũng đã chuyển đổi cách ăn mặc trong các dịp quan trọng. Bây giờ cũng không nên lấy lễ phục triều Nguyễn làm lễ phục Việt Nam”, ông n nói.

Cùng về thời kỳ chuyển đổi phong cách ăn mặc mạnh mẽ đó là cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ. Theo TS Đặng Vân Chi (ĐH Quốc gia Hà Nội), phụ nữ Hà Nội khoảng năm 1936 đã đấu tranh để đòi hưởng lương ngang bằng nam giới khi đảm nhiệm cùng công việc. Sự xuất hiện của các cô “gái mới” trong thời kỳ này thách thức giá trị cũ, khẳng định nhu cầu thể hiện giá trị cá nhân. “Hình ảnh một cô gái tân thời Hà Nội được Báo Phụ nữ thời đàm mô tả là ăn mặc và trang sức theo kiểu mới: quần trắng, áo màu, giày cao gót, để răng trắng, rẽ đường ngôi lệch, nói chuyện với đàn ông bằng tiếng Pháp”, TS Chi cho biết.

Như vậy, cuộc chuyển biến sang áo dài với phụ nữ, bộ u phục với đàn ông có thể coi là dấu hiệu của du nhập văn minh châu u.  Chính vì thế, trả lời báo chí, GS Trần Lâm Biền cho rằng áo dài không phải của người Việt Nam. Ông Biền thậm chí còn cho rằng nó có dáng dấp của váy áo Thượng Hải. 

Tuy nhiên, về quan điểm này, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm lại không đồng tình. “Tôi cho rằng bây giờ khôi phục lại áo tứ thân truyền thống thì không còn thích hợp với lễ phục. Nếu cố dùng áo tứ thân cũng lại phải cải biên nó. Áo dài tân thời chưa đầy thế kỷ nhưng đã chứng tỏ sức sống. Ai từng đến Việt Nam đều dễ chấp nhận nó. Nó phản ánh tính dễ thích nghi, linh hoạt của người Việt Nam. Văn hóa Việt có thể cải biến những điều đã du nhập”, ông Thêm phân tích.

Bộ quần áo dài theo GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, có thể nhìn thì nhận dạng ngay được tính dân tộc, truyền thống. Nó tương đối giống với bộ han-bok của Hàn Quốc, kimono của Nhật, sari của Ấn Độ. “Không ai bảo những bộ này là không truyền thống. Tuy nhiên, chỉ người nước họ mới biết có sự khác biệt với truyền thống hay không. Nếu so với quần áo trước đó thì nó giữ được nét cơ bản”, ông Thêm phân tích.

Còn nhớ, theo thông báo của Hội đồng Nhà nước, người nữ có thể mặc áo dài, veston, đi giày hoặc xăng đan. Có nghĩa là khá lỏng lẻo. Nó dễ dẫn đến biến tướng như trường hợp dư luận phản đối một số bộ trang phục dân tộc Việt Nam thi hoa hậu ở nước ngoài. Vì vậy, về việc có nên quy định vô cùng chặt chẽ về độ dài, rộng của lễ phục hay không, ông Thêm cho rằng không thể cực kỳ chi tiết được nhưng cần phải quy định ở mức độ tương đối để không thể nhầm lẫn thành loại khác. Chẳng hạn, nếu lấy áo dài thì hẳn không thể cộc tay, không thể hở ngực được. Chất liệu cũng phải quy định thế nào để không thể ngoài áo dài, trong quần jeans. Gấu áo cũng không thể dài trên quá đầu gối... “Nó phải có cơ bản. Nghĩa là thoáng qua có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất với bộ chuẩn. Mọi thứ chi tiết quá không tốt nhưng sơ sài quá cũng dễ chuệch choạc”, ông nói.

Trinh Nguyễn

>> Áo dài "so kè" với trang phục lịch sử
>> Chiêm ngưỡng áo dài dát vàng của Diễm Hương
>> Bản sắc Việt trên tà áo dài thí sinh Hoa hậu Việt Nam
>> Thí sinh Hoa hậu Việt Nam đằm thắm với tà áo dài
>> Võ Việt Chung "se duyên" ren với áo dài

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.