Vai trò của phụ huynh trong việc học tập của sinh viên tại ĐH Quốc tế RMIT

06/07/2012 09:23 GMT+7

Các bậc phụ huynh thường đặt ra những câu hỏi gì cho giáo viên khi đến thăm trường học?

- Người phỏng vấn: “Các bậc phụ huynh thường đặt ra những câu hỏi gì cho cô khi đến thăm trường học?”

- Giáo viên: “Họ muốn biết mọi thứ liên quan đến con em mình. Sau mỗi học kì, chúng tôi mời phụ huynh đến trường họp và kí vào kết quả học tập của các em. Đại Học Quốc Tế RMIT có thông báo kết quả thi của sinh viên đến phụ huynh không?”

- Người phỏng vấn: “Câu hỏi rất hay. Trên thực tế, tại RMIT, chúng tôi không làm như vậy”

Giáo viên: “Nếu nhà trường không buộc sinh viên phải học và không thông báo thành tích học tập đến phụ huynh thì làm sao sinh viên có thể tốt nghiệp?”

 

Xây dựng phương pháp học cùng RMIT

Learning Masters là chuyên mục xuất hiện trên Vietweek, tuần báo tiếng Anh của Thanh Niên, vào đầu tháng. Chuyên mục này mang đến những kiến thức hữu ích về phương pháp học tập.

Chuyên mục này do các chuyên gia thuộc phòng Kỹ năng Học Thuật, Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, phụ trách

Độc giả có thể đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến theo địa chỉ email: learningmatters@thanhniennews.com

Trên đây là trích lược một đoạn hội thoại giữa hai nhân viên tư vấn kỹ năng học thuạt tại Đại Học Quốc Tế RMIT và trưởng khoa Anh văn của một trường phổ thông  trung học danh tiếng tại TP Hồ Chí Minh. Sau cuộc hội thoại này, tôi rút ra ít nhất hai điều: Thứ nhất, nhà trường thực sự lo lắng về thành tích của học sinh trong các kì thi; thứ hai, phụ huynh có ảnh hưởng rất lớn đến việc học của con em mình ở nhà cũng như ở trường. Là những tư vấn viên về kĩ năng học thuật, thường xuyên làm việc với hàng trăm sinh viên gặp khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu trong nhiều mô hình giảng dạy khác nhau, chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân cốt lõi của những khó khăn này. Sau nhiều lần tư vấn cho các em, chúng tôi dần nhận ra vai trò của các bậc phụ huynh trong việc lựa chọn môn học, cách học, thời gian học  và cả nghề nghiệp của sinh viên. Từ đó, chúng  tôi bắt đầu quan tâm đến việc tìm ra đáp án cho hai câu hỏi: 1) Phụ huynh mong muốn con cái mình học được gì từ Đại Học Quốc Tế RMIT? 2) Phụ huynh mong muốn gì từ các giảng viên nước ngoài? Hai câu hỏi này nêu bật hai vấn đề lớn: Mục tiêu của việc học đại học là gì? Và vai trò của phụ huynh trong việc hỗ trợ con em mình đạt được những mục tiêu đó?

Chúng tôi may mắn có dịp trò được trò chuyện trực tiếp với cha mẹ của các em sinh viên trong Chương Trình Gặp Gỡ Phụ Huynh vào đầu mỗi kì tại RMIT để tìm ra lời đáp cho những thắc mắc của mình.Tôi thường ấn tượng mạnh mẽ về sự hăng hái, tận tụy của các phụ huynh trong việc hỗ trợ con em mình đạt được giấc mơ ( mà theo tôi thực chất là giấc mơ của chính các phụ huynh) Các phụ huynh đã đưa ra một số lý do chọn trường Đại học quốc tế RMIT cho con mình theo học như sau:

- Chúng tôi nghe kể về sự thành công của những sinh viên đã tốt nghiệp tại RMIT từ bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm.

- Những sinh viên đã tốt nghiêp tại RMIT làm việc với mức lương cao.

- Chúng tôi tin rằng các trường đại học Úc có thể dạy con mình nhiều điều mới lạ và hy vọng rằng con mình có điều kiện học tốt hơn điêu kiện học tại các trường Đại học Việt Nam.

Thật đáng ngạc nhiên rằng rất ít phụ huynh có thể lý giải cụ thể những sự khác biệt khi học tại RMIT là gì. Tuy vậy, khi trả lời các câu hỏi như: “ Anh/Chị đã hỗ trợ, quản lý việc học đại học của con em mình như thê nào?” hay” Anh chị mong muốn điều gì từ đội ngũ giảng viên?”  hầu hết các phụ huynh đều khẳng định rằng:

- Chúng tôi muốn các giảng viên thông báo kết quả học tập của con mình sau mỗi kì thi

- Chúng tôi muốn giáo viên giúp đỡ con mình cải thiện vốn tiếng Anh, đặc biệt khi các em không thể ghi chép bài trên lớp.

- Chúng tôi muốn biết thời gian biểu của các buổi học, hội thảo để có thể sắp xếp thời gian học cho con.

- Chúng tôi muốn quyết định các môn học, học phần, hội thảo cho con mình.

Ở đây có một sự không tương đồng rõ rệt giữa mong muốn của phụ huynh và những kĩ năng mà chúng tôi đang cố gắng rèn luyện cho sinh viên mình. Điều chúng tôi muốn sinh viên mình học tại môi trường giáo dục đại học là:

- Tập trung nhiều vào bản chất của quá trình học hơn là coi trọng kết quả của quá trình này.

- Ý thức được sự đa dạng, phong phú của các phương pháo học hơn là chỉ học thuộc lòng một câu trả lời nhất định. Không có một câu trả lời, một sự giải thích, một kết luận nhất định nào cho tất cả các bài tập. Hơn nữa, phần kết luận trong mỗi bài tập thường ít quan trọng hơn việc đưa ra lý lẽ bảo vệ luận điểm của mình.

- Học cách phát huy kĩ năng học tập một cách độc lập bằng việc xác định mục tiêu học tập, phân tích vấn đề, quyết định, quản lý thời gian, tìm kiếm các nguồn thông tin, phấn đấu học tập mà không cần đến sự giám sát của bố mẹ, đánh giá tiến độ học tập và xác định những chỗ hổng trong việc học của mình.

- Biết học từ những sai lầm, thất bại  của chính mình hơn là cố tránh né mắc lỗi. Chúng tôi tin rằng việc sinh viên học chưa tốt đôi khi không liên quan đến vấn đề nỗ lực hay thái độ học tập của sinh viên, mà chỉ do sự thiếu kinh nghiệm, kĩ năng trong một môi trường học tập hoàn toàn khác.

Chúng tôi hiểu rằng không chỉ có một cách đúng đắn duy nhất để giúp sinh viên học và chúng tôi cũng không phải là những bậc thầy trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, dựa trên sự quan sát và kinh nghiêm làm việc với sinh viên, chúng tôi muốn đưa ra vài lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh:

- Sau khi đã cùng trò chuyện, bàn bạc với các con, phụ huynh hãy để con mình tự đưa ra quyết định cuối cùng.

- Hướng dẫn con mình cách tự đưa ra quyết định, hơn là chỉ tập trung vào kết quả của mỗi quyết định đó.

- Khuyến khích các con tự nhìn nhận và rút ra bài học từ những lỗi lầm của chúng

- Khuyến khích con mình quan sát, thảo luận và học hỏi từ bạn bè hơn là chỉ tập trung ghi chép một cách máy móc từ bài giảng của giáo viên mà không thảo luận cùng bạn bè.

Wei Wei
(Phòng Kỹ năng Học thuật, Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam)

>> Xem phiên bản tiếng Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.