Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không vừa lòng, hãy phê phán trực tiếp chúng tôi

26/11/2012 18:15 GMT+7

(TNO) Hôm nay 26.11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục có buổi buổi tiếp xúc cử tri Q.1, TP.HCM. Suốt hơn ba giờ đồng hồ, Chủ tịch nước đã lắng nghe 15 ý kiến cử tri chủ yếu xoay quanh vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm, kê khai tài sản và cải cách tiền lương...

(TNO) Hôm nay 26.11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục có buổi buổi tiếp xúc cử tri Q.1, TP.HCM. Suốt hơn ba giờ đồng hồ, Chủ tịch nước đã lắng nghe 15 ý kiến cử tri chủ yếu xoay quanh vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm, kê khai tài sản và cải cách tiền lương...

Cảm ơn bà con cử tri ngày càng tin tưởng vào hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước cho biết: “Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Đây là việc làm cụ thể hết sức hệ trọng trong tổng thể hệ thống giải pháp về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của đất nước. Nghị quyết T.Ư 4 cũng đã đề cập rất rõ vấn đề này. Việc này nếu làm tốt, làm đúng đắn, làm có hiệu quả thì chắc chắn nó sẽ xoay chuyển tình thế trong việc chống tham nhũng”.

Theo Chủ tịch nước, từ nay về sau, cán bộ thuộc diện cấp ủy bầu ra thì dứt khoát hằng năm phải lấy phiếu tín nhiệm. Bộ Chính trị sẽ cố gắng ban hành văn bản hướng dẫn về việc này trong năm nay. Thường vụ Thành ủy thì chịu sự giám sát, kiểm tra của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Ủy viên Bộ chính trị thì hằng năm phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành T.Ư.

“Tôi cũng rất thích thú khi gặp quý cô bác, anh chị trong mỗi lần tiếp xúc cử tri, ngoài việc hiến kế để xây dựng đất nước, khi nghe thông tin gì mà cảm thấy không vừa lòng thì cứ hãy phê phán trực tiếp chúng tôi. Dù báo chí có đăng tải cũng không sao, không có vấn đề gì cả”, Chủ tịch nước nhắn gửi bà con cử tri TP.HCM.

Với mong muốn cử tri, báo chí phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện của mình, Chủ tịch nước chia sẻ: “Làm gì cũng sợ hết thì chịu thôi, tôi cũng chịu thôi. Làm gì chỉ cần căn cứ vào việc Đảng có chủ trương không? Nhà nước có luật lệ không? Còn đồn thổi gì đó mà cứ ngồi sợ thì tôi biết thế nào được. Xã hội này không phải dưới sự trị vì của những người đồn thổi. Lần trước tôi đã nói, rồi có anh em gọi điện cho tôi hỏi sao nói dữ vậy, tôi trả lời nói vậy là không có gì dữ cả. Một người có thể trù úm, mươi người có thể trù úm nhưng cả đất nước này, cả dân tộc này thì sao lại sợ?”. 

Trước chất vấn của cử tri về lương cán bộ, công chức xã, phường không đủ nuôi sống bản thân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ: “Chúng tôi đã nhận biết được vấn đề này. T.Ư đang tổng kết việc tổ chức bộ máy từ T.Ư đến cơ sở để tính toán lại đề án cải cách tiền lương cho hợp lý hơn trong thời gian tới. Với số lượng bộ máy và ngân sách hiện nay thì không thể nào tăng tiền lương thêm được. Mình cũng không thể nào đi vay để bổ sung vào quỹ tiền lương”.

Đình Phú

>> Chỉ lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm 49 chức danh chủ chốt
>> Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phê bình đúng thì không nên né tránh
>> Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không lùi bước trong tranh chấp biển Đông
>> QH thảo luận sửa đổi Hiến pháp, luật Đất đai, bỏ phiếu tín nhiệm
>> Bỏ phiếu tín nhiệm chức danh chủ chốt
>> Đề xuất chỉ bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
>> Sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
>> Quốc hội sẽ quyết định việc bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tháng 10
>> Bỏ phiếu tín nhiệm như “thượng phương bảo kiếm”
>> Bỏ phiếu tín nhiệm: Chậm thực hiện là có lỗi với dân
>> “Tháo khóa, rộng cửa” để thực thi bỏ phiếu tín nhiệm
>> Đề nghị bỏ quy định 20% ĐBQH yêu cầu mới bỏ phiếu tín nhiệm
>> Kỳ họp thứ 3 Quốc hội: Sẽ đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo nhà nước, chính phủ
>> Nên bỏ phiếu tín nhiệm từ chức danh bộ trưởng
>> Công khai kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh Quốc hội bầu
>> Đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo cấp cao

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.