Thuốc điều trị rối loạn cương dễ bị làm giả

29/10/2012 19:50 GMT+7

(TNO) Ngày 29.10, Cục Quản lý Dược, Trường ĐH Dược Hà Nội và chương trình đối tác vì an toàn thuốc của Hoa Kỳ tổ chức hội thảo quốc tế "Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động".

(TNO) Ngày 29.10, Cục Quản lý Dược, Trường ĐH Dược Hà Nội và chương trình đối tác vì an toàn thuốc của Hoa Kỳ tổ chức hội thảo quốc tế "Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động".

>> Dấu hiệu dự đoán rối loạn cương dương
>> Rối loạn cương dương là do bệnh lý mạch máu
>> 85 tuổi có chữa được bệnh rối loạn cương dương?
>> Thiếu vitamin D dẫn đến chứng rối loạn cương dương
>> Kiện hãng xe vì bị rối loạn cương dương
>> Rối loạn cương dương và cải thiện chức năng sinh lý nam giới
>> Rối loạn cương dương

Theo Viện Kiểm nghiệm T.Ư, tại VN, trong năm 2011 có 31 mẫu thuốc giả được phát hiện, trong đó 11 mẫu tân dược và 20 mẫu đông dược, bao gồm cả nhập khẩu và sản xuất trong nước. Có đến 940/48.261 mẫu thuốc đã được tiến hành kiểm nghiệm chất lượng không đạt tiêu chuẩn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhái nhãn hiệu phổ biến ngày càng nhiều mức độ ngày càng tinh vi. Khoảng 200.000 người tử vong mỗi năm trên thế giới do thuốc giả.

PGS.TS Nguyễn Đăng Hòa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH  Dược Hà Nội, lưu ý thuốc giả không chỉ bao gồm các sản phẩm nhái hoặc kém chất lượng không đáp ứng tiêu chuẩn quy định mà còn có thể là cả các yếu tố quá mạnh hoặc quá yếu, thiếu các thành phần chính, thậm chí thuốc giả sản xuất từ các thành phần nguy hiểm, nhiễm chất lạ hoặc chất độc.

Không chỉ gây thất bại trong điều trị, thuốc giả có thể tăng độc tính của bệnh, tăng kháng thuốc, thậm chí tử vong. Một số nghiên cứu cho thấy, tại các nước phát triển thuốc giả thường là thuốc đắt tiền như hormone, thuốc điều trị rối loạn cương dương, steroide (chống viêm), kháng histamine (chống dị ứng). Tại các nước đang phát triển là thuốc sử dụng nhiều như: thuốc chống sốt rét, thuốc kháng lao, HIV.

Thuốc giả tại VN khá “phong phú” về sản phẩm và mức độ tinh vi. Theo TS Đăng Hòa, thuốc giả từng phát hiện tại VN là các thuốc không có tác dụng chống viêm, thuốc viên Levitra (điều trị rối loạn cương) không chứa hoạt chất  trong thuốc; thuốc tẩy giun Fugacar.

Theo TS Hòa, tác dụng phụ của thuốc thật từ 1/10.000-1/100.000, còn với thuốc giả tỷ lệ này lên đến 1/10 trường hợp.

Hội thảo cũng cảnh  báo khoảng 50% thuốc được bán bất hợp pháp trên mang internet là thuốc giả. Còn ở VN, các loại thuốc “xách tay” hiện vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát về chất lượng.

Để an toàn, thuốc điều trị cần theo đơn kê của bác sĩ, mua tại các nhà thuốc được cấp phép hoạt động, không mua từ nguồn trôi nổi.

 Nam Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.