EVN vẫn còn hơn 1.000 tỉ đồng đầu tư ngoài ngành

20/07/2012 22:35 GMT+7

(TNO) Tại buổi tọa đàm về thực hiện kế hoạch kinh doanh và cơ chế điều chỉnh giá điện chiều nay 20.7, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết, từ nay đến 2015, EVN sẽ rút hết vốn ra khỏi lĩnh vực khác.

(TNO) Tại buổi tọa đàm về thực hiện kế hoạch kinh doanh và cơ chế điều chỉnh giá điện chiều nay 20.7, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết, từ nay đến 2015, EVN sẽ rút hết vốn ra khỏi lĩnh vực khác.

>> “Đứa con hư” EVN
>> Phát hiện vi phạm trong việc mua bán điện của EVN
>> EVN được điều chỉnh giá điện tối đa 5%
>> Đề xuất chuyển nợ EVN thành trái phiếu
>> EVN mới trả 5% số nợ tiền dịch vụ môi trường rừng
>> Đằng sau việc thôi chức của Chủ tịch EVN
>> EVN lỗ 3.500 tỉ đồng, nhưng lương bình quân vẫn cao
>> “Ước gì được làm nhân viên văn phòng EVN”
>> Kiểm tra tiền lương, thu nhập tại 24 đơn vị thuộc EVN  

Hiện tổng số vốn còn đọng lại ở các mảng ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm của tập đoàn khoảng 1.100 tỉ đồng.

Trong số này, có 757 tỉ đồng đầu tư vào Công ty chứng khoán Ngân hàng An Bình, 125 tỉ đồng đầu tư vào Công ty bảo hiểm toàn cầu (GIC)...

Ông Tri cho biết, EVN đang trình Thủ tướng để chuyển nhượng cổ phiếu ABBank cho các cổ đông, đưa tỷ lệ nắm giữ xuống dưới 20%.

Tuy vậy, theo lãnh đạo EVN, việc thoái vốn tại các ngân hàng hiện khó khăn vì phụ thuộc vào giá cổ phiếu tự do chưa niêm yết (OTC). Giá OTC đang thấp, theo khảo sát là 7.000 - 7.200 đồng/cổ phiếu. “Chúng tôi đề nghị Thủ tướng cho bán cao hơn, là 10.000 đồng/cổ phiếu và đang chờ phê duyệt để thực hiện nốt”, ông Tri thông tin.

Với 125 tỉ đồng tại GIC, EVN cho biết số này chiếm 22,5% vốn và sẽ rút về dưới 20% trong vòng từ nay đến năm 2015. Phó tổng giám đốc EVN trần tình, thực tế thì GIC vẫn hoạt động tốt và đang bán được cổ phiếu cho một đối tác là công ty bảo hiểm ở Đức.

“Công ty này đã mua 20% cổ phần, đang xin Chính phủ được mua thêm. EVN đang đàm phán để bán bớt cho họ cổ phần của GIC”, ông Tri tiết lộ. Mức giá gốc cổ phiếu GIC là 10.000 đồng/cổ phiếu, nhưng EVN có thể bán được 40.000 đồng/cổ phiếu, lãi gấp 4 lần.

Riêng bất động sản “ngốn” 103 tỉ đồng chủ yếu ở miền trung và Sài Gòn, đại diện EVN cho biết, đã có nghị quyết cho phép bán hết đất đai, tài sản ở mảng này, để trả lại tiền cho các cổ đông, dự kiến sẽ "thu lãi lớn".

Bối rối khi “chạm nọc” rót vốn vào chứng khoán, phía EVN trần tình, thời điểm này, số cổ phần tại các công ty chứng khoán đã đầu tư vẫn “giậm chân tại chỗ”, chưa bán được một đồng. Ông Tri phân bua lý do chưa tìm được đối tác là thị trường đang khó khăn.

“Chắc phải chờ đến 2015, khi nào thấy thị trường bán được chúng tôi mới bán. Hiện cơ chế nhà nước yêu cầu phải bán ngang giá, hoặc trên giá vốn, chứ không được bán lỗ. Chúng tôi cũng xin Chính phủ, nếu yêu cầu thoái vốn ngay thì phải cho phép giá bao nhiêu bán bấy nhiêu, lỗ phải chịu, hoặc chờ đến khi thị trường lên”, ông Tri bày tỏ.

Lê Quân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.