Khủng long tay nhỏ tại Argentina

27/05/2012 04:00 GMT+7

Các chuyên gia Argentine đã khai quật được một di hài gần như còn nguyên vẹn của một loài khủng long chưa từng được xác định trước đó từ thời kỷ Jura.

Cá thể này thuộc về họ gia đình Abelisaurus, loài khủng long ăn thịt phổ biến nhất ở nam bán cầu cách nay từ 70 đến 100 triệu năm trước, tức vào kỷ Phấn trắng, theo AFP dẫn lời nhà cổ sinh vật học danh tiếng Diego Pol. Tuy nhiên, hóa thạch được phát hiện vào khoảng 170 triệu năm tuổi, và giống như một phiên bản thu nhỏ của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex.

Được đặt tên là Eoabelisaurus mefi, loài khủng long mới đã đẩy lùi thời gian xuất hiện thành viên cổ nhất của họ Abelisauri thêm hơn 40 triệu năm. Không giống như các hậu duệ, sinh vật dài đến 6 m này đã thu nhỏ tối thiểu kích thước của phần tay và phần móng vuốt, cho thấy chúng chỉ dựa vào hàm răng sắc để kiếm ăn.

Hóa thạch đã được tìm thấy tại Condor Hill, cách Buenos Aires khoảng 1.800 km về hướng tây nam. Đây là công trình nghiên cứu của Viện Bảo tàng cổ sinh vật học Edigio Feruglio tại Chubut, theo báo cáo trên chuyên san Proceedings of the Royal Society of London.

Thụy Miên

>> Loài khủng long mới có cánh tay tí hon
>> Phát hiện loài khủng long chỉ to bằng chó sói
>> Bộ xương khủng long giá triệu đô

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.