Quân đội Mỹ muốn sớm gia nhập UNCLOS

11/05/2012 03:33 GMT+7

Nhà Trắng và Lầu Năm Góc thúc giục Thượng viện Mỹ thông qua Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) để tranh luận với Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế.

 Quân đội Mỹ muốn sớm gia nhập UNCLOS
Tàu chiến Mỹ trên Thái Bình Dương - Ảnh: US Navy

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa bắt đầu đợt vận động mới nhằm thuyết phục thượng viện nước này thông qua UNCLOS, theo tờ The Hill. Kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan, UNCLOS không qua nổi ải thượng viện vì phe bảo thủ lo ngại việc gia nhập công ước này có thể làm suy yếu khả năng của Mỹ trong các tranh chấp tài nguyên. Tuy nhiên, với chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á mà Tổng thống Barack Obama đưa ra gần đây, Washington cho rằng UNCLOS trở thành công cụ hòa bình lợi hại nhất cho Mỹ tại thời điểm hiện tại. Báo The Wall Street Journal dẫn lời ông Panetta phát biểu trước Hội đồng Đại Tây Dương, Bộ trưởng Panetta vào ngày 9.5 nhấn mạnh rằng việc thông qua UNCLOS giúp đảm bảo quyền tự do hàng hải trên các vùng biển. Ngoài ra, giới quân sự Mỹ cũng đánh giá UNCLOS rất cần thiết để nước này suy trì quyền tổ chức diễn tập hải quân tại khu vực biển gần Trung Quốc cũng như các nơi khác.

Từ lâu, Trung Quốc đã tham gia hiệp ước này và viện vào đó để ngăn cản hoạt động quân sự của nước ngoài trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cách 200 hải lý (370 km) so với bờ biển. Ngược lại, Mỹ lập luận rằng UNCLOS không giới hạn hoạt động quân sự trong vùng EEZ của nước khác, miễn sao nằm bên ngoài đường lãnh hải cách 12 hải lý (22 km) so với bờ biển. Vì thế, nếu tham gia UNCLOS, Washington có thể tranh luận về các bất đồng trên với Bắc Kinh trên những diễn đàn quốc tế.

Trong khi đó, căng thẳng xung quanh tranh chấp, giữa Trung Quốc và Philippines đối với bãi cạn Scarborough trên biển Đông, vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu dù hai bên đã nối lại đàm phán ngoại giao. Tân Hoa xã đưa tin một số đại lý du lịch tại Quảng Đông (Trung Quốc) quyết định hủy các chuyến du lịch đến Philippines.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cũng cảnh báo công dân nước này cẩn thận trước làn sóng biểu tình phản đối của dân địa phương. Ngược lại, Đài GMA News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho hay Washington khẳng định cam kết sẽ bảo vệ Manila trong trường hợp có biến trên biển Đông. Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario lên tiếng bác bỏ thông tin trước đó cho rằng tàu Trung Quốc tại Scarborough đã ngăn cản ngư dân Philippines đánh bắt.

Google sửa lỗi sai chủ quyền về Hoàng Sa

Việt Nam phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền của Đài Loan, Trung Quốc

Ngày 10.5, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị tuyên bố phản đối việc một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa và “tuyên bố chủ quyền” đối với đảo này, như một số báo chí đưa tin.

Theo ông Nghị, đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở biển Đông. “Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó”, ông Nghị nói.

Bình luận về việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động tại biển Đông, ông Lương Thanh Nghị cho biết hoạt động của các nước ở biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Ngoài ra, ông Nghị cũng cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện của Công ty tìm kiếm trực tuyến Google nêu quan điểm của phía Việt Nam về việc từ khóa trên dịch vụ bản đồ Google Maps của công ty này thể hiện sai về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Google đã sửa chữa những lỗi này.

Ng.Phong

Thụy Miên

>> Chính phủ Mỹ vận động quốc hội phê chuẩn luật Biển
>> Chiến hạm Ấn Độ sẽ đi qua biển Đông
>> Vụ bãi cạn Scarborough: Philippines nhờ chuyên gia luật nước ngoài
>> Trung Quốc “lúng túng về đường lưỡi bò”
>> Đĩnh đạc Việt Nam
>> Philippines phản đối tàu Trung Quốc
>> Tại Hội nghị Ngoại giao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lợi ích quốc gia, dân tộc là ưu tiên cao nhất
>> Công ước LHQ về Luật biển là nền tảng hành động
>> VN chào đón Ấn Độ hợp tác về dầu khí
>> Xích lại gần nhau vì biển Đông
>> Việt Nam - Ấn Độ đối thoại chiến lược lần 2
>> ASEAN cần kiên định về biển Đông
>> Tăng cường vai trò của ASEAN trong vấn đề biển Đông
>> Việt Nam, Mỹ khẳng định duy trì hòa bình, ổn định tại biển Đông
>> Ý đồ của Trung Quốc ở biển Đông: Nói một đằng, làm một nẻo
>> Trung Quốc lại phá hoại cáp tàu thăm dò của VN
>> Giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình
>> Thế giới tăng cường an ninh hàng hải
>> Trung Quốc tự mâu thuẫn về "đường lưỡi bò
>> Đường 9 đoạn trên biển Đông là không chính đáng
>> Lập quỹ an toàn vùng biển Malacca
>> Thông điệp hòa bình của Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.