Đậu rồng

05/05/2012 03:06 GMT+7

Đậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus) hay đậu khế thuộc họ Fabaceae có nguồn gốc từ Papua New Guinea. Mọc rất tốt ở các vùng nóng và ẩm - vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây đậu rồng là loại cây leo có thể dài đến 3-4 m, thường cao và khỏe hơn là các loại đậu khác; có thể ăn được tất cả: lá, hoa, trái và củ rễ.

Đậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus) hay đậu khế thuộc họ Fabaceae có nguồn gốc từ Papua New Guinea. Mọc rất tốt ở các vùng nóng và ẩm - vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây đậu rồng là loại cây leo có thể dài đến 3-4 m, thường cao và khỏe hơn là các loại đậu khác; có thể ăn được tất cả: lá, hoa, trái và củ rễ.

Đậu rồng non dùng ăn sống hoặc có thể chế biến thành các món như gỏi, salad, cà ri, xào ruốc... Hạt được sử dụng như đậu nành, làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng cho người già, điều trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em, ép lấy dầu hoặc rang xay để chế biến một loại thức uống có vị như cà phê. Hạt được thu hoạch khi trái đậu rồng ngả sang màu nâu và dễ dàng tách ra. Hoa có màu xanh nhạt được sử dụng làm màu thực phẩm cho các món cơm hay bánh ngọt. Lá non được sử dụng trong các món ăn kiểu như rau bó xôi. Củ rễ có vị hạt dẻ được chế biến như khoai tây.

Đậu rồng có rất ít calori (37 kcal), nhưng lại nhiều thành phần khác có giá trị dinh dưỡng cao như protein, glucid, chất xơ, sắt, chất béo, calci, potassium, magnésium, phosphor, sodium, vitamin A, C, B5, B2, B1, đồng và mangan. Cần lưu ý, không nên bảo quản đậu rồng trong tủ lạnh quá lâu (từ 2-3 ngày trở lên), vì sẽ biến màu và giảm giá trị dinh dưỡng.

Minh Quân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.