Eurozone tìm phao cứu sinh

01/12/2011 00:50 GMT+7

Cuộc họp của bộ trưởng tài chính 17 nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) tại Brussels (Bỉ) đã không kết thúc trắng tay.

Cuộc họp của bộ trưởng tài chính 17 nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) tại Brussels (Bỉ) đã không kết thúc trắng tay.

Thủ tướng Hy Lạp Lucas

Papademos đã có thể thở ra nhẹ nhõm. Theo tờ Le Figaro, 17 bộ trưởng tài chính của eurozone đã bật đèn xanh cho gói cứu trợ kinh tế tiếp theo trị giá 8 tỉ euro, đủ để giữ cho nước này khỏi nguy cơ sụp đổ với khoản nợ tương đương 160% GDP. Athens sẽ nhận trước 5,8 tỉ euro từ eurozone, phần còn lại sẽ do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xem xét thông qua sau đó. Đây là tín hiệu cho thấy Hy Lạp bắt đầu tạo được niềm tin qua các kế hoạch cắt giảm ngân sách đang áp dụng. Ngoài ra, 3 đảng chính của nước này cũng chứng tỏ được sự ủng hộ với chính phủ liên hiệp vừa thành lập, điều kiện quan trọng để giải ngân các khoản cứu trợ.

Một quyết định quan trọng khác được đưa ra trong hôm qua là Quỹ Bình ổn tài chính châu u (EFSF) hiện ở mức hơn 400 tỉ euro sẽ được gia tăng kể từ đầu năm 2012. Con số cụ thể vẫn chưa được công bố nhưng các bên hy vọng sẽ ngăn được “hiệu ứng domino” của khủng hoảng, góp phần trấn an nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các bộ trưởng tài chính eurozone cũng đề xuất tăng nguồn dự trữ của IMF. Theo đó, Mỹ hoặc Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) sẽ cho IMF vay để đủ khả năng hỗ trợ những nước thuộc eurozone đang bị khủng hoảng đe dọa.

Gần đây, có rất nhiều lời cảnh báo về nguy cơ sụp đổ đồng euro nhưng những kết quả trên cho thấy các bên đang tìm mọi cách để điều này không xảy ra.

Eurozone tan vỡ sẽ là một thảm họa thật sự: không thể có giải pháp tức thời để quản lý các ngân khố, để giải quyết phiếu thanh toán các hợp đồng… Ngành tài chính ngân hàng thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng. Việc xuất - nhập khẩu giữa eurozone với các đối tác trên thế giới sẽ biến động mạnh vì đồng tiền mỗi nước khi tách ra sẽ có giá trị cao thấp khác nhau. Những nước đầu tư nhiều vào eurozone như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và kéo kinh tế thế giới chao đảo theo.

Ngoài eurozone cũng nghiêng ngả

Những nước không thuộc eurozone cũng đang gánh chịu nhiều hậu quả của khủng hoảng. Ngày 30.11, hơn 2 triệu người Anh đình công ở nhiều lĩnh vực công cộng để phản đối cải cách chế độ hưu trí thuộc kế hoạch cắt giảm ngân sách của chính phủ, theo AFP. Cùng ngày, hãng đánh giá tín nhiệm tín dụng Standard & Poor’s hạ điểm 15 ngân hàng trên thế giới.

Cùng chung số phận với ngân hàng châu u là các tập đoàn tài chính Mỹ (Citigroup, Bank of America, Goldman Sachs, Morgan Stanley...), Anh (HSBC Holdings, Barclays), Thụy Sĩ (UBS). Ngày 29.11, “đại gia” hàng không của Mỹ American Airlines đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Nguyễn Ngọc Lan Chi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.