Bệnh ung thư: Phòng ngừa và chữa trị ra sao?

14/05/2010 15:00 GMT+7

(TNO) Làm thế nào để phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư là nỗi băn khoăn của nhiều người. Trong buổi tư vấn trực tuyến về vấn đề này diễn ra vào chiều nay (14.5), bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu (Trung Quốc) đã trả lời những thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề trên.

* Thưa bác sĩ, bị "Viêm Gan Siêu Vi B mạn" thì phải chăm sóc thế nào? Như vậy đã mắc bệnh chưa? cần uống thuốc hay điều trị gì chưa? Làm sao để bệnh không tiến triển? ( dongsongbang12...@yahoo.com )

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Bệnh viêm gan siêu vi B là một bệnh mãn tính không phải là một bệnh nan y. Trong thời gian dài không điều trị có thể chuyển hóa thành sơ gan và ung thư gan.

Khi đã mắc bệnh này nên kiêng hút thuốc và rượu bia. Trong ăn uống không nên ăn những thức ăn dầu mỡ, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và thức ăn nhiều đạm.
 
Cứ mỗi nửa năm nên kiểm tra một lần chức năng gan và siêu âm bụng. Không nên tùy tiện uống thuốc mà nếu cần uống thuốc thì nên đến gặp bác sĩ và xin ý kiến của bác sĩ.

* Bác sĩ cho con hỏi thêm cách ăn uống đối với bệnh nhân bị ung thư hạch như thế nào, có kiênG cữ gì không? Bà ngoại con hiện cữ ăn thịt bò, tôm nhưng tại sao lâu lâu bà lại bị đầy hơi, khó tiêu (trước đây bà bị đau dạ dày, đau khớp gối). Vậy nếu là đau dạ dày, bà có thể uống thuốc dạ dày được không, có ảnh hưởng gì tới khối u ở cổ không? Con xin cảm ơn các bác sĩ! (Hanh, Duy Xuyên, Quảng Nam, hoadialandn...@gmail.com.vn)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Trên nguyên tắt là không cần kiêng cữ gì hết, chỉ cần kiêng những thức ăn có dầu mỡ, chiên nướng quá nhiều. Bệnh hạch là một loại bệnh toàn thân, có thể mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể của người bệnh. Bệnh này khiến cho người bệnh bị đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, trong trường hợp của bà ngoại cháu nên đi kiểm tra xem có phải do bệnh ung thư gây ảnh hưởng hay không? Nếu là do bệnh ung thư gây ảnh hưởng thì người bệnh nên tiếp tục điều trị, còn nếu do bệnh dạ dày gây ra thì người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị dạ dày. Thuốc điều trị dạ dày không có ảnh hưởng đến khối u.

* Tôi dược chuẩn đoán lymphoma lan tỏa tế bào to CD20(+), đáy lưỡi giai đoạn IE, dòng B. Tôi muốn tư vấn về cách điều trị, kinh phí điều trị, thời gian điều trị, địa điểm điều trị bệnh của tôi theo phát đồ mới nhất và thuốc tốt nhất như thế nào? Sau khi điều trị khả năng tái phát có cao không? Và thời gian sống còn lại khoảng bao nhiêu năm? Rất mong được sự tư vấn của các bác sĩ, thành thật cảm ơn. (Lê Thanh Liêm, TP.HCM, liemhoati@yahoo.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Bệnh hạch lymphoma là một bệnh có thể lan tỏa toàn thân, trước mắt phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh này là hóa trị. Hiện nay có nhiều loại thuốc hóa trị tốt điều trị mang lại hiệu quả rất cao.

Theo thống kê của y học các nước, bệnh này điều trị giai đoạn đầu sống trên 5 năm là 90%, giai đoạn 2 là 85%, giai đoạn 3 là 70%, giai đoạn 4 là 30%. Mắc phải bệnh này nên thường xuyên kiểm tra định kỳ. Trên thực tế, bệnh này có phản ứng rất tốt với thuốc hóa trị nên hiệu quả điều trị khá cao.

* Cách đây 1 tháng mẹ tôi có được phẫu thuật cắt túi mật (mổ hở). Sau khi cắt túi mật bác sĩ có yêu cầu sinh thiết túi mật và kết quả là carcinoma túi mật. Bác sĩ có chỉ định tiêm aslem và dùng thêm thực phẩm chức năng (phyamino) theo đơn và khám lại vào sau 1 tháng. Xin hỏi các bác sĩ là trường hợp của mẹ tôi có nghiêm trọng không? Và xin được các bác sĩ tư vấn cách điều trị để có kết quả tốt nhất. Tôi xin cảm ơn! (chjep...@gmail.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Bệnh nhân mắc bệnh ung thư túi mật sau khi mổ nên tiến hành những điều trị sau phẫu thuật như hóa trị, điều trị miễn dịch và kết hợp đông y để điều trị nhằm khống chế tái phát và di căn. Nếu bệnh nhân xét nghiệm chưa bị di căn thì nên định kỳ kiểm tra, còn trong trường hợp đã bị di căn thì căn cứ vào vị trí di căn mà tiếp tục điều trị.

* Mẹ tôi năm nay 55 tuổi cách đây 3 năm me tôi bị u xơ tử cung nhưng uống tam thất thì hết, siêu âm thấy không còn u nữa. nhưng cách đây 1 tuần tự nhiên mẹ tôi lại thấy ra máu đi siêu âm thì lại xuất hiện u. Mẹ tôi có đi khám và siêu âm ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bác si siêu âm kết luận u lành phải mổ nhưng tôi không yên tâm vì phải xét nghiệm tế bào mới biết được u lành hay ác. Vậy theo bác sĩ kết luận như vậy có chính xác không? (Nguyễn Thị Chinh, chinh_t...@yahoo.com.vn)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Phụ nữ trên 55 tuổi sau khi mãn kinh rất dễ mắc bệnh ung thư tử cung và trường hợp này người bệnh có tình trạng chảy máu thì khả năng nghi ngờ mắc bệnh ung thư rất cao. Vì vậy nên tiến hành xét nghiệm tế bào để biết chính xác là u lành hay u ác.

* "Bố cháu 67 tuổi bị ung thư thực quản đang xạ trị bằng máy điều biến liều được 17 mũi, hiện tại thấy nuốt đau và mệt hơn trước lúc xạ trị, có phải là do tác dụng của tia xạ. Bố cháu cần ăn uống những gì để tăng cường sức khỏe và giảm tác dụng phụ của tia xạ. Nếu xạ trị xong mà khối u đã tan thì có cần truyền hóa chất không. Sau đợt điều trị bố cháu có thể uống tinh nghệ và tam thất mật ong để tránh tái phát được không. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải bị ung thư nên kiêng ngọt không ạ? (vuhanh, vuhanhh...@gmai.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Hiện nay xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư thực quản, tác dụng phụ của xạ trị trong thời gian ngắn có thể dẫn đến sưng. Trong sinh hoạt hàng ngày nên tránh những thực phẩm gây kích thích, nên đến gặp bác sĩ để xin ý kiến bác sĩ để giảm bớt tình trạng tác dụng phụ của xạ trị. Sau khi điều trị xạ trị nếu tình trạng tắt nghẽn mà không giảm bớt thì mình có thể đặt ống. Sau khi xạ trị mình có thể tiếp tục điều trị bằng phương pháp hóa trị.

* Tôi muốn biết các cách phòng bệnh (do thói quen mang lại), khám định kỳ như thế nào để sớm phát hiện bệnh? (Vu Manh Thang, vkt19...@yahoo.com.vn)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Trước tiên về cách phòng bệnh thì nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh, không nên hút thuốc uống rượu bia quá nhiều. Trong ăn uống không nên ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ. Những thực phẩm chế biến như chiên, nướng thì nên hạn chế ăn. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và thường xuyên tập thể dục. Mỗi năm nên định kỳ kiểm tra tổng quát một lần.

* Năm 2005 tôi bị nhiễm siêu vi B, nhưng tôi đã uống thuốc ngăn cản được siêu vi B không có tiến triển gì. Nhưng nước tiểu của tôi lúc này có màu vàng. Xin hỏi tôi có mắc bệnh không, nước tiểu có ảnh hưởng gì về siêu vi B không? (Lê Tấn Khải, Phú Yên)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Trường hợp này nên đến bệnh viện để kiểm tra chức năng gan và kiểm tra nước tiểu để biết được chính xác có mắc bệnh hay không.

* Cha tôi mất vì ung thư dạ dày năm 53 tuổi. Tôi được biết ung thư cũng có khả năng di truyền. Tôi phải làm gì để tầm soát ung thư? (Trần Thanh Nhã, tranthanh...@gmail.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Trường hợp này nên mỗi năm kiểm tra tổng quát một lần, đồng thời kiểm tra những chỉ số ung thư có liên quan. Trong thói quen sinh hoạt hàng này nên chú ý giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh.

* Tôi đi khám được chẩn đoán là u xơ dây thanh, như vậy có phải là ung thư không? Xin bác sĩ cho lời khuyên? Trân trọng cảm ơn (trân quynh, quynhtn...@gmail.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Bạn nên tiến hành kiểm tra sinh thiết để biết chính xác có phải là bệnh ung thư hay không.

* Em phat hien K vom hau va da duoc dieu tri xa tri 70 Gray va hoa tri Plastin tai BV Cho Ray thang 12.2008. Tu do den nay em luon kiem tra dinh ky 3 thang noi soi vom va 3 thang CT scan. Tinh hinh tien trien tot. Xin hoi em muon co con co van de gi khong? Can lam cac xet nghiem gi truoc khi sinh con? Xin chan thanh cam on. (Trinh, kimtrang...@yahoo.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Theo như bạn nói mỗi 3 tháng bạn đều đi nội soi và chụp CT là rất đúng, bạn nên tiếp tục kiểm tra thường xuyên như vậy. Bạn muốn có con thì nên xin ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn để có lời khuyên tốt nhất và sau khi mang thai thì nên xin ý kiến của bác sĩ phụ khoa để có thể chụp CT hay làm các xét nghiệm khác không.

* Khi thấy có khối u xuất hiện ở ngực, thì tỉ lệ u lành và u ác là bao nhiêu? (đào nữ minh loan, dnmloan06...@yahoo.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Khi thấy có khối u xuất hiện ở ngực, khi chưa thông qua các thiết bị kiểm tra thì không một bác sĩ nào có thể khẳng định cho mình là u lành hay u ác. Bạn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra sinh thiết và chụp nhũ ảnh để có thể xác định chính xác là u lành hay u ác.

* Xin chào bác sĩ, xin bác sĩ vui lòng tư vấn nơi chuẩn đoán để phát hiện các dấu hiệu mầm mống của bệnh ung thư? Chỉ một xét nghiệm có thể biết bất cứ ung thư loại gì hay phải xét nghiệm nhiều lần để biết từng loại dấu hiệu mầm mống của từng loại ung thư để có kế hoạch chữa trị cho từng loại? (Tu Nguyen, ngtu08...@yahoo.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Bạn nên đến các bệnh viện lớn ở thành phố để tiến hành kiểm tra và đồng thời có thể xin ý kiến của bác sĩ để tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp nào cho tốt.

* Tôi phát hiện bị K tử cung ở giai đoạn sớm. Tôi đã được chỉ định mổ và cắt toàn bộ tử cung từ tháng 12.2009 và không phải xạ trị (theo lời khuyên của bác sĩ). Tôi sẽ phải khám định kỳ như thế nào và khám ở đâu để biết được tình hình bệnh của tôi. Chế độ ăn như thế nào để phòng tránh được bệnh? (Trần Thị Ngọc Nga, nga.p...@gmail.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Bệnh K tử cung giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật 1 đến 2 năm thì nên 3 tháng kiểm tra định kỳ một lần. Sau 2 đến 5 năm thì nửa năm kiểm tra một lần còn trên 5 năm thì một năm kiểm tra định kỳ một lần.

Trên nguyên tắc ung thư tử cung không cần phải kiêng cữ thức ăn nào.

* Tôi hiện nay cao 1m60, nặng 72kg, năm 2006 phát hiện bị Limphoma, đã phẫu thuật bỏ khối u tại thùy dưới phổi phải, hóa trị phác đồ CHOP 8 đợt, kết thúc đợt 8 từ năm 2007, vậy nay tôi phải làm gì để ngăn ngừa tái phát, xin bác sĩ tư vấn giùm. Chân thành cảm ơn! (Trương Quang Thông, denro_bi...@yahoo.com)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Quan trọng là bạn nên thường xuyên kiểm tra tổng quát có thể kết hợp một số phương pháp điều trị miễn dịch và đông y để ngăn ngừa tái phát.1

* Chao bac si lam sao de biet minh co bi binh ung thu? Neu thu mau co biet duoc khong? (nguyen kim, phuctu...@yahoo.fr)

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Bạn nên tiến hành kiểm tra tổng quát mỗi năm một lần để có thể phát hiện không những là bệnh ung thư mà còn nhiều bệnh mãn tính khác. Thử máu có thể biết được chỉ số ung thư và chỉ số CEA-1 có thể phát hiện ra tất cả các bệnh ung thư. Chỉ số AFP cao là có nguy mắc bệnh ung thư gan. Chỉ số CA153 có thể biết được ung thư vú...

* Tôi bị K đại tràng đã mổ được 1 năm và đã hóa trị xong 12 toa Folfox4 vào tháng 11.2009. Xin hỏi tôi có cần phải uống thêm thuốc gì không? Và có phải kiêng ăn gì không? Xin cám ơn bác sĩ! (Huỳnh Anh Trúc, anhtruc...@yahoo.com).

- Bác sĩ Kong Yan, Chủ nhiệm chuyên khoa Nội ung thư, Bệnh viện Quảng Châu: Mắc bệnh ung thư K đại tràng sau khi phẫu thuật và hóa trị bạn có thể điều trị bằng phương pháp miễm dịch và đông y. Người mắc bệnh ung thư K đại tràng không nên ăn những thức ăn gây kích thích như cay, chua... và có thể chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và không nên uống rượu bia, hút thuốc.

 TP.HCM: Hơn 5.000 trường hợp mắc ung thư mỗi năm  Mở rộng mạng luới điều trị ung thư
 Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ ung thư vú cao nhất nước  Đậu nành giúp giảm ung thư phổi
 Đau nửa đầu ít bị ung thư vú  Chất chiết xuất từ tảo biển trị ung thư
 Insulin và bệnh ung thư vú  Quan hệ sớm và ung thư cổ tử cung
 Táo giảm nguy cơ ung thư ruột  Chỉ có 35,8% người bị ung thư vú được phát hiện sớm
 Ăn xoài giúp chống ung thư vú  10 cách giúp giảm nguy cơ ung thư
 Lời khuyên cho người bị ung thư vú  Ung thư cổ tử cung
 “Thám tử” theo dõi ung thư  Cách ăn uống phòng bệnh ung thư
 Ung thư vòm mũi họng  1/3 các ca ung thư vú có thể tránh được
 Thuốc điều trị ung thư từ nấm  Ung thư phổi
 Chế biến món ăn cho người bệnh ung thư tụy  Để nhận biết ung thư thực quản
 BHYT hỗ trợ chi trả thuốc chữa ung thư ngoài danh mục  Phòng ung thư, nên ăn gì?

Ban Thanh Niên Online
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.